Tết Trung thu đến sớm với những trẻ nghèo bệnh tật
Chiều qua có việc ghé thăm gia đình mà lâu nay ít ghé. Thấy nhà đông khác thường, vào đến nơi thì thấy cả nhà xúm xít “nổ bắp”. Hỏi thăm thì được biết ngày mai gia đình sẽ ghé vào khoa Nhi bệnh viện Ung Bướu để chia sẻ chút gì đó với những phận người kém may mắn nơi đây.
Đến hẹn lại lên, đầu giờ chiều, gia đình cùng một vài người thân quen đã có mặt tại sân bệnh viện. Chờ một lát mới tìm được chiếc xe đẩy để đẩy “hàng” lên cho các em.
Nhiều người thấy xe “hàng” toàn là quà bánh cho con nít có cả lồng đèn Trung Thu nên nói “còn cả tuần nữa mới đến Trung Thu mà các em đã có quà, sướng quá!”.
Chẳng sướng gì đâu! Vì kém may mắn nên những tấm lòng thơm thảo muốn cho các em được vui hưởng ngày Tết của các em sớm hơn những em bình thường một chút đó thôi. Vả lại, chẳng ai muốn đón Trung Thu ngay trong phòng bệnh. Hoàn cảnh đưa các em đến như thế thì đành chịu chứ biết sao bây giờ.
Từng phòng, từng phòng và từng em được nhận những gói quà nhỏ từ những tấm lòng thơm thảo.
Vốn dĩ tính cách của con trẻ, nhìn ngay chiếc lồng đèn xanh xanh đỏ đỏ trong mỗi gói quà. Điều đầu tiên các em hỏi đó là “Chú ơi! có pin không?”. Người phát trả lời ngay “Có cháu ạ! Có 6 viên trong túi xốp”. Thế là nụ cười xin nở trên môi vì thỏa lòng ước nguyện.
Bên cạnh chiếc lồng đèn là bộ tranh tô màu cho các cháu, một bịch “bắp nổ” thật to mà chiều tối qua cả nhà xúm xít làm, một lốc sữa bồi bổ cho các em …
Quà được phát xong nhường lại cho những cuộc thăm viếng “ngắn hạn” giữa người chuyển quà và người nhận quà.
K, năm nay 8 tuổi, nhà tận Kon-tum bị ung thư máu. Chứng ung thư máu đã làm cho người em gầy và xanh xao hẳn. Em khá mệt mỏi nên cũng chẳng nói chuyện được nhiều.
L, năm nay 11 tuổi, nhà ở Bến Tre cười giơ hai hàm răng sún thật dễ thương. Em bị ung thư gan. Thuở mới lên 2, chẳng hiểu sao em đau bụng hoài. Cha mẹ đưa đi khám thì bác sĩ cho gia đình biết em đã bị ung thư gan. 9 năm trời vật lộn với căn bệnh quái ác ung thư. Giờ em sống từng ngày nhờ vào những giọt hóa chất cùng với những tia hóa trị cho cái gan của em được tạm ổn.
Bảo L là lấy xấp giấy tô màu ra để chú cháu cùng tô thì L lắc đầu nguây nguẩy. Hỏi tại sao không tô thì L nói “để dành bữa nào mang về cho em ”. Câu nói sao mà chạnh lòng quá. Chị bị bệnh ung thư nhưng vẫn nghĩ đến em và chia quà cho em mỗi khi có được.
Th, năm nay 13 tuổi, nhà ở Củ Chi. Em lên 2 tuổi bỗng dưng em không thấy đường. Thế là cha mẹ cho em đi bệnh viện. Bác sĩ báo kết quả động trời : cháu bị khối u trong mắt! Thế là từ ngày ấy Th không còn được cơ duyên nhìn thấy con người, cảnh vật nữa. Cha cháu cho biết là cũng may mắn đến hơn năm nay là được bảo hiểm y tế. Từ ngày còn bé đi bệnh viện cho đến năm vừa rồi bao nhiêu tiền của cứ đội nón bỏ nhà ra đi. Gia đình gồng gánh nuôi 5 miệng ăn đã là khổ, kiệt quệ hơn khi phải gồng gánh nuôi thêm chứng bệnh ung thư của Th.
Nhìn khuôn mặt tiều tụy của cha Th đủ hiểu ông không còn đủ nước mắt nữa khi nhìn đứa con thơ mù mang chứng bệnh ung thư.
Với những con người nghèo, khi vướng những tật bệnh nan y thì người ta thường hay ví von rằng: “Họa vô đơn chí”. Với những trẻ em vừa cất tiếng khóc chào đời hay được vài tháng tuổi hay được vài năm tuổi thì không biết phải ví với cái gì đây? Nhìn những trẻ thơ ấy lòng ta chạnh lại bởi phận người của các em quá đau thương.
Với những người “có tuổi” mang trong mình những chứ bệnh nan y đã là đau đớn lắm còn đây những đứa trẻ quá ngây ngô và nhìn chúng cứ như thiên thần vậy mà mang bệnh.
Chút quà mọn của ngày lễ Trung Thu chẳng là gì cả so với nỗi đau, nỗi mất mát của các em nhưng cũng có chút gì đó của tình người.
Mong sao có nhiều tấm lòng thơm thảo đến chia sẻ chút phần nào nỗi đau mà các em đang gánh chịu.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm