Trái Bóng Đá
Mùa thi đấu bóng đá thế giới cứ bốn năm lại diễn ra như FIFA thế giới đã quy định. Lần này từ ngày 11. 06. đến ngày 11.07. 2010 những trận tranh tài thi đua bộ môn bóng đá diễn ra lần đầu tiên trên lục địa Phi Châu, ở nước Nam Phi.
32 đội bóng đá của 32 quốc gia trên thế giới, sau những vòng thi tuyển đấu vòng loại giữa các đội tuyển quốc gia ở các lục địa đất nước, cùng kéo về tranh tài chức vô địch bóng đá trên những sân cỏ nước Nam Phi vòng chung kết.
Những trận thi đấu tranh tài không chỉ dành huy chương Cup vô địch, nhưng còn thể hiện nghệ thuật nhồi bóng dẫn banh phá tung lưới đội banh đối phương. Ngoài ra kỷ luật nhồi bóng chơi thi đấu và Fair play luôn là căn bản, mà mọi cầu thủ trên sân cỏ phải tuân giữ. Chính những điểm này thể hiện rõ nét tinh thần thể thao: hồn lành trong thân xác khoẻ mạnh.
Không chối cãi, biến cố thể thao quốc tế này lôi kéo sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới. Biến cố này cũng mang lại lợi nhuận kính tế thu nhập cho nước chủ nhà đứng ra tổ chức mùa thế vận hội bóng đá thế giới.
Và đàng sau biến cố này là cơ hội thuận tiện cho đất nước chủ nhà trình bày giới thiệu về văn hóa, đời sống cùng lịch sử dân tộc đất nước của mình cho thế giới biết đến nhiều hơn.
Người dân đất nước Nam Phi đang trong cơn sốt vui mừng hân hoan, vì biến cố thể thao tầm cỡ quốc tế lần đầu tiên diễn ra trên quê hương mình.
1. Nam Phi, đất nước chủ nhà.
Nước Nam Phi theo hình thể địa lý nằm ở miền nam Phi Châu, trải rộng theo diện tích 1,2 triệu cây số vuông và 2.500 cây số đường bờ biển. Cùng với 49 triệu người dân bao gồm nhiều nếp sống văn hóa, dân tộc và chủng tộc dòng giống khác nhau sinh sống trên đất nước rộng lớn cùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Ở vùng cuối Nước Nam Phi thắt nhỏ nhọn có hai dòng đại dương chảy gặp nhau: Ấn độ dương và Đại tây dương. Và chếch về hướng tây bờ biển có Cape of Good Hope, một hải cảng địa danh nổi tiếng thế giới về thương mại buôn bán ngành hàng hải với tầu thuyền thế giới qua lại dừng chân.
Về đời sống chính trị, nước Nam Phi bị sống triền miên dưới sư đô hộ kỳ thị chủng tộc về mầu da bởi người Âu châu da trắng sang xâm chiếm làm ăn. Mãi đến 1994 mới chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc với sự tranh đấu kiên trì can trường của phong trào African National Congress (ANC) do Nelson Mandela lãnh đạo. Ông là biểu tượng khuôn mặt anh hùng của người Nam Phi đã đưa đất nước thoát khỏi vòng kỳ thị chủng tộc. Chính Ông đã bị bắt ngồi tù 27 năm, vì tranh đấu chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc của người da trắng.
79 % người dân Nam Phi là những người da đen thuộc các chủng tộc Zulu, Xhosa, Ndebele, Tswana, Pedi, Sotho và Swazi. Cộng thêm vào những người di dân đến từ nước Nigeria và Simbawe.
9,5% người dân Nam Phi có nguồn gốc chủng tộc của người Âu Châu.
8,9% người dân Nam Phi gồm đủ mọi mầu da. Họ là những di dân từ Âu Châu, người Nô lệ xa xưa, và thổ dân địa phương .
2,4 % dân số là những người đến tứ Á châu như người Trung hoa, người Ấn độ.
Nước Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức. Từ khi người da trắng đến đô hộ Nam Phi, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong việc giao thương.
Đất nước Nam Phi tuy là một nước theo cao trào tục hóa độc lập với tôn giáo. Nhưng tôn giáo lại đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Suốt dọc thời kỳ thị chủng tộc, Kytô Giáo là tôn giáo chính thức. Ngày nay vào khoảng 79% dân số theo Kytô giáo. Trong số này 36% bao gồm những xứ đạo tôn giáo độc lập; 11,1% theo giáo hội Zion; 8,2% theo phái Hiện Xuống, 7,1% theo Giáo Hội Công giáo; 6,8% theo phái Methodiste; 6,7% theo phong trào canh tân Hoà Lan và 3,8 % theo Giáo hội Anh Giáo.
05 chi phái Giáo hội Luthero, gồm cả người Đức có khoảng 650.000 tín hữu.
17,3% dân số Nam Phi không thuộc về một tôn giáo nào.
2,8 % số người theo Hồi giáo và Ấn giáo
0,2 % dân số thuộc Do Thái giáo.
Nước Nam Phi vươn mình chỗi dậy về mọi lãnh vực trong đời sống, sau thời kỳ dài bị sống trong đô hộ thuộc địa, bị sống trong nạn kỳ thị chủng tộc. Nước Nam Phi ngày nay không chỉ muốn giới thiệu trình bày lịch sử cùng người dân đất nước Nam Phi với niềm tự hào hãnh diện. Nhưng họ còn muốn phát đi cho thế giới tín hiệu niềm hy vọng, và hòa bình qua biến cố tổ ch1ưc thể thao lần này.
Dù là bộ môn thể thao luyện tập thân thể gân cốt cùng trí óc tinh thần cho dẻo dai khoẻ mạnh tinh nhanh, nhưng người ta cũng có thể đọc cùng hộc hỏi được tín hiệu niềm hy vọng và nhu cầu hòa bình ẩn hiện nơi đó.
Phải chăng như thế thể thao và đời sống niềm tin tôn giáo cũng có chút gì liên quan với nhau?
2. Thể thao và Tôn giáo
Thể thao là một phần trong nếp sống văn hóa xã hội con người. Qua thể thao con người tìm thấy mối tương quan ngay nơi chính bản trong sự hòa hợp giữa thân xác và tinh thần trí tuệ, cùng mối tương quan với những người cùng chơi thể thao chung, hay cả với đối thủ cùng chơi thi đấu thể thao.
Trong thời cổ xa xưa thời Hy lạp và Rôma, thể thao không chỉ là một bộ môn chơi luyện tập thể hiện chân dung con người, nhưng còn mang tính chất tôn giáo nữa, điều này phản ảnh chân dung của Đấng tạo dựng nên trời đất hoàn cầu.
Vì thế, với người Ai cập khu chơi thể thao thuộc về khu đền thờ. Người Hy Lạp thời xa xưa mỗi khi tổ chức Olympia thi đấu thể thao cũng có những giờ rước kiệu tôn kính các Thần Thánh Zeus của họ trong suốt thời gian diễn ra những cuộc tranh tài thể thao.
Vào thế kỷ thứ 20. có suy nghĩ cho rằng một “Tôn giáo hoàn cầu” bây giờ có tên là “ Thể thao” . Phong trào suy tư này làm lu mờ ý nghĩa tôn giáo của Kytô giáo theo truyền thống.
Theo phong trào này biểu hiệu Thánh gía được thay thế bởi trái banh hình tròn, mà hình thể của trái đất cũng hình tròn. Hình tròn là hình ảnh biểu hiệu diễn tả sự không cùng tận của Đấng-không-là-cùng-tận. Và họ cho đó là hình thái cao cả nhất của Tôn giáo!
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị dựa trên nền tảng suy luận của Thánh Phaolo tông đồ trong thư gửi Giáo đoàn Corinthô ( 1 Cr 6-19) đã có suy tư: “ Bộ môn Thể thao trước hết là sự tôn trọng thân xác, cố gắng làm sao cho thân thể đạt được những mức điều kiện tốt cho đời sống…Anh em nhớ rằng: thân xác anh em là đền thờ của Đức Chúa Thánh Thần, trong đó Người hằng ngự trị, và từ nơi Thiên Chúa anh em tiếp nhận Người…Nên anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa ngay nơi thân xác mình” ( Bài nói chuyện ngày 12.04.1984).
Trong thể thao có nhiều bộ môn khác nhau. Một trong những bộ môn thể thao phổ biến rộng rãi trong dân gian trên khắp thế giới, cùng hấp dẫn hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, hàng triệu người thuộc mọi lứa tuổi giới tính khác nhau, đó là môn bóng đá.
Nói đến bóng đá, ta nghĩ ngay đến trái banh da hình tròn có hơi bơm căng đầy. Không có trái banh da hình tròn lăn trên sân cỏ, không thể là bóng đá được.
Trái banh da hình tròn của bóng đá có nói gì với ta về đức tin tôn giáo không?
3. Trái banh trên sân cỏ
Kinh Thánh khộng có đoạn câu nào nói đến thể thao bóng đá. Nhưng trái banh da hình tròn căng đầy hơi của bóng đá lại gợi suy tư về đời sống của ta và cùng về đức tin người Kitô giáo.
Trái banh phải tròn và có hơi bơm căng đầy mới lăn trên sân cỏ được. Một khi hơi khí trong trái banh xì thoát ra ngoài, lúc đó không còn là trái banh chơi được nữa. Nó chỉ là một đống da mềm, xếp nếp nhăn nheo, nằm ẹp mặt đất như một tấm dẻ rách!
Trong đời sống nhiều khi chúng ta cũng vướng vào hoàn cảnh giống như trái banh không có khí bên trong. Đó là lúc thiếu nhuệ khí đời sống. Tinh thần thân thể cảm thấy uể oải nặng nề, vì gặp khó khăn thất vọng, thất bại hay bệnh tật, không còn suy nghĩ làm tiếp được gì. Trong ta thiếu sức sống vươn lên.
Trái lại, khi trái banh da có khí bơm căng đầy tròn, trở nên nhẹ nhàng linh động lăn chuyển trên sân cỏ, bay bổng trong không gian. Và cầu thủ bằng đôi chân điều khiển cho trái banh di chuyển lăn theo ý mình muốn. Ta nhìn thấy trái banh lăn bay bổng di chuyển nhẹ nhàng, nhưng không có thể nhìn thấy sức mạnh của trái banh.
Như trái banh cần có khí bên trong mới trở nên linh hoạt, tinh thần con người cũng cần nhuệ khí sức sống mang lại sức mạnh, làm cho linh hoạt sống động vươn lên. Điều này không ai nhìn thấy, nhưng cảm thấy trong làn da thớ thịt nơi gân cốt của chính mình.
4. Trong tương quan với hơi thở thần linh
Trong Kinh Thánh thuật lại khi Thiên Chúa sáng tạo nên con người từ bụi đất, Ngài thổi hơi vào mũi, con người liền có sự sống ( St 2,7). Và từ đó con người trở thành tạo vật sống động, có sức mạnh nơi thể xác lẫn trong tâm hồn, có sức sống sáng tạo suy nghĩ.
Đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là điều ở trong tương quan liên hệ với Ngài, Đấng ban cho thân xác và trí tuệ tinh thần ta hơi thở. Chính hơi thở của Ngài mang đến sự sống cùng sức mạnh linh hoạt cho đời sống.
Ta không nhìn thấy hơi khí, cũng như không nhìn thấy Thiên Chúa, Đấng ban cho ta hơi thở sự sống. Nhưng ta cảm nhận thấy sức mạnh của Ngài trong thiên nhiên, trong hoàn cảnh đời sống, qua tình yêu, qua sự nâng đỡ Ngài ban cho ta cùng người khác sức lực tinh thần chỗi dậy vươn lên.
Ông Bà, Cha Mẹ chúng ta vui mừng hạnh phúc, khi các thấy chúng ta được sinh thành ra sống ở đời. Sự sống thân xác cùng trí tuệ tinh thần của con người chúng ta là được ban tặng. Điều này không do cha mẹ tạo thành, nhưng do Thiên Chúa.
Hơi thở của Thiên Chúa là sức sống cho con người trở nên sống động linh hoạt.
Hơi thở của Thiên Chúa là điểm khởi đầu cho con người bắt đầu đời sống mình.
Hơi thở của Thiên Chúa hằng đồng hành với con người trong suốt dọc lịch sử đời sống làm người.
*************************
Đội tuyển bóng đá của nước Ghana bên Phi Châu có tâm tình qua lời cầu nguyện với Thiên Chúa:” Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con trong suốt đời sống chơi thi đấu theo nếp sống cao thượng tốt đẹp, mang niềm vui đến cho Chúa và cho mọi con người. Xin giúp đội banh của chúng con thắng giải đọat cúp, nếu Chúa muốn trong trận thi đấu chơi nơi đây, và cả khi cuộc chơi thi đấu đời sống chúng con kết thúc. Mỗi khi chúng con cầu nguyện cùng Chúa, chúng con cám ơn Chúa, hoặc cầu xin khấn cầu, hay đơn giản nói lên lời: Xin Chúa ở bên con luôn mãi!”
Tâm tình cầu nguyện như thế giúp cảm nghiệm được sức mạnh cùng sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời sống mình.
Cũng như khí trong trái banh, chúng ta cũng không nhìn thấy bằng đôi con mắt sức mạnh đời sống của mình. Chính hơi thở sức mạnh đó giúp ta trong mọi hoàn cảnh đời sống có sức lực vươn lên vượt qua những khó khăn.
Bóng đá không là đời sống. Nhưng là bộ môn thể thao giúp nâng đỡ thể xác và tinh thần: hồn lành trong thân xác khoẻ mạnh!
Bóng đá không là tôn giáo. Nhưng quan sát nhìn trái banh bóng đá lăn trên sân cỏ, ta có được chút suy tư về ý nghĩa đời sống, nhất là đời sống niềm tin tôn giáo.
Mùa thi đấu bóng đá thế giới 2010
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm