Trưởng thành hơn từ những mất mát
Với nhiều người, mất cha hoặc mẹ luôn gây một nỗi buồn khôn tả. Tôi cũng không ngoại lệ, nhưng ngạc nhiên là sau nỗi buồn đó, tôi cảm nhận được sự thay đổi cuộc sống khả dĩ tích cực.
Ngoài 30 tuổi, thậm chí 40 hay 50 tuổi, lứa tuổi đã được coi là chín chắn nhưng đôi khi tôi vẫn cảm thấy mình chưa thực sự trưởng thành (trưởng thành trên 2 phương diện: thể lý và tâm lý). Và rồi hoàn toàn bất ngờ, những biến cố xảy ra đã khiến tôi trưởng thành hơn. Các sự kiện giúp tôi vượt qua rào cản của chính mình, từ khi cha tôi bệnh nặng và qua đời, hơn 10 năm sau là cái chết của mẹ tôi. Anh Hai và chị Ba tôi cũng không còn. Tôi cảm thấy hụt hẫng, lạc lõng, thiếu thốn tình thương, cô đơn và bị chi phối nhiều.
Dần dần tôi cũng lấy lại được cân bằng, thời gian giúp lành vết thương lòng, tôi cảm thấy mình trưởng thành hơn. Tôi đã có được những nhận thức ở chiều sâu hơn, nhất là khi nghĩ về “cái chết”. Cái chết có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào: 90 tuổi như bà ngoại, ngoài 60 như cha hoặc ngoài 80 như mẹ, thậm chí có thể ngoài 30 như chị Ba… Khi nhận thức được điều ấy, ngày tháng qua đi với tôi như tặng phẩm, không thể kiếm tìm, tôi nhận lãnh với cả niềm vui và sự bình an. Qua những cái chết của người thân, tôi đã nhận ra sự hữu hạn của con người: mong manh, yếu đuối,… Có lẽ sự trưởng thành cũng bắt đầu từ đó. Tôi bớt dần cô đơn vì những mất mát của mình.
Ai đã mất cha hoặc mẹ có thể cảm nhận được điều này. Đó là sự mất mát không thể bù đắp và cũng chính cái chết đó khả dĩ biến đổi cuộc đời mình. Mọi thứ có thể thay đổi từng chút trong con người mình. Không riêng gì tôi mà một số người tôi quen đã cho tôi biết, sau cái chết của mẹ, họ đã có thể “dám” quyết định mau chóng hơn, đã biết tự dựa vào chính mình…
Khi mẹ tôi qua đời, tôi cứ miên man nghĩ lại suốt 45 năm có mẹ. Cách thể hiện yêu thương của bà rất đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc. Cuộc đời gian khổ của mẹ đã ảnh hưởng tôi rất nhiều, đó là sức đẩy giúp tôi cố gắng vươn lên. Mẹ ít học nên tôi phải cố học. Sức mạnh và sức chiến đấu của mẹ trước những khó khăn đời thường khiến tôi khâm phục. Tôi nhớ lại khi còn sống, mẹ chưa bao giờ giận dữ với tôi, cũng chưa bao giờ tỏ vẻ ngăn cản bước tiến của tôi. Tôi như thấy mình được thừa kế tính nhân hậu và lòng bao dung của mẹ…
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm