Về lại quê hương
Bắt đầu từ chuyện đời thường
WGPSG -- Anh tôi làm nhân viên tham vấn cho một nhóm thiện nguyện đã hơn mười năm qua. Làm cái nghề này đòi hỏi phải có một cái Tâm. Cái Tâm để cảm thông và yêu thương những người bị nhiễm HIV. Đã hơn 10 năm rồi anh từng tham vấn, chuyện trò và thăm hỏi những gia đình và thân chủ rơi vào căn bệnh thế kỷ ấy. Công việc thiện nguyện này rất thích hợp với sở thích và trái tim yêu thương của anh. Thế nhưng, cuộc sống không có gì là chắc chắn. Công việc của anh bị gián đoạn vì không có nhà tài trợ kinh phí cho các hoạt động. Chán nản và bon chen hoài cũng thế. Cuối cùng, anh quyết định về quê. Anh rất thích về quê. Đi làm Sài Gòn tuần nào cũng về. Quê anh ở một xã nghèo huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Quê anh tuy nghèo nhưng thắm đượm ân tình và rất đỗi bình yên. Lần này anh quyết định về quê ở luôn. Không đi làm trên Sài Gòn nữa. Anh mượn những lời bài hát của Trịnh Công Sơn để tâm sự với nhiều người: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.” Anh còn bảo rằng: “Cuối cùng rồi mình cũng thế. Ai cũng có một cõi để đi về.”
Bạn thân mến, khởi đi từ câu chuyện trên đây, chúng ta có những tâm tình gì về quê hương? Quê hương để lại những ấn tượng sâu kín gì trong tâm khảm mỗi chúng ta?
Về lại quê hương để tìm một chốn bình yên
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết rất hay về quê hương: “Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người” (Quê hương – Đỗ Trung Quân). Quả thật, quê hương đã trở thành một cái gì đó rất thiêng liêng gắn bó với máu thịt của chúng ta. Quê hương được ví như mẹ hiền. Mỗi chúng ta chỉ có một người mẹ và chỉ có một quê hương mà thôi. Độc đáo và rất đỗi riêng tư.
Mẹ của anh tôi đã mất cách đây 5 năm. Anh chỉ còn lại quê hương và căn nhà ghi dấu bao kỷ niệm. Anh rất thích về quê bởi vì không khí ở quê hương anh rất mát mẻ. Bà con hàng xóm sống chân chất và tình cảm. Bởi vậy anh muốn về quê để tận hưởng những giây phút bình yên và chan hòa tình nghĩa xóm làng. Có lần anh tâm sự: “Về quê có cháo ăn cháo, có rau ăn rau nhưng không phải bon chen xô bồ như ở Sài Gòn.” Ngẫm nghĩ mới thấy anh đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn và một hạnh phúc thật đơn giản.
Chợt nghĩ đến những người xa quê, không dám về lại quê hương
Thế nhưng, cuộc sống đâu đơn giản như ta nghĩ. Có những người phải tha hương cầu thực không có cơ hội về lại quê hương. Họ là những thợ may ở các khu chế xuất. Họ là những người thợ hồ ở nhiều công trình đô thị Sài Gòn. Họ là những người lính lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Và họ là những người lầm lỡ, sa cơ thất thế không dám về lại quê hương… Tâm trạng ấy đã được một người nếm trải như sau: “Quê hương ơi, con gọi Người đấy chứ. Nhớ lâu rồi mà chẳng dám về thăm. Hãy thứ lỗi cho con người xa xứ. Nhớ quê hương chỉ với một tấm lòng".
Thật vậy, bạn đã bao giờ rơi vào tâm trạng của những người không dám về lại quê hương chưa? Nhớ quê lắm nhưng không dám về thăm. Cha mẹ mong mỏi đứa con về thăm nhà nhưng người con cứ biền biệt tăm hơi nơi xứ người. Một lần nào đó người con về lại quê hương. Cha mẹ vui mừng trong nước mắt. Những bữa ăn ngon. Những tiếng nói tiếng cười yêu thương và vui tươi. Thật bình yên và hạnh phúc.
Chợt nghĩ đến tâm trạng về lại quê hương của hai môn đệ Emmaus
Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại câu chuyện của hai môn đệ trên đường Emmaus. Họ đang trở về nhà. Chán chường. Thất vọng. Họ muốn về lại quê hương để nghỉ ngơi thư giãn. Không có một dự tính nào mới cho tương lai. Hoàn toàn bế tắc. Thế nhưng, Chúa Giêsu Phục Sinh đã xuất hiện đúng lúc. Hai môn đệ Emmaus bắt đầu có hy vọng và định hướng mới cho cuộc đời.
Câu chuyện hai môn đệ Emmaus gợi lên nơi mỗi Kitô hữu chúng ta những tâm tình gì? Một cuộc đời để lạc mất Chúa Giêsu khiến chúng ta sống trong lệch lạc và bất an. Một cuộc đời gặp được Chúa Giêsu luôn đem đến một tia sáng hy vọng cho chúng ta. Đó là sứ điệp Tin Mừng Chúa muốn dạy chúng ta.
Vậy, bạn và tôi tiếp tục suy nghĩ về tình Chúa và tình yêu quê hương. Mỗi Kitô hữu chúng ta cầu nguyện cho những người lầm lỡ, thất bại trong chuyện tình cảm, kinh doanh không dám về lại quê hương.
Có rất nhiều bài hát, câu thơ, ca dao tục ngữ nói về quê hương. Tuy nhiên, những cảm nhận của mỗi chúng ta về quê hương thường rất trân quý và độc đáo trong cuộc đời như một tác giả nào đó đã từng cảm nghiệm: “Quê hương là gì hả mẹ? mà sao cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ? Ai đi xa cũng phải nhớ nhiều.”
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm