Việc ăn chay có khó đối với bạn không? Hãy nhìn Chúa Giêsu trên thánh giá
TGPSG / Aleteia -- Thánh Claude de la Colombiere so sánh những đau khổ nhỏ bé mà chúng ta thực hiện mỗi Mùa Chay với những thương khó mà Chúa Giêsu đã trải qua trên thánh giá.
Trong Mùa Chay, Giáo hội dành ra những ngày cụ thể để khuyến khích các Kitô hữu ăn chay và kiêng thịt: Chỉ ăn chay vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ kiêng thịt vào các ngày thứ Sáu.
Vậy mà chúng ta vẫn phàn nàn!
Giáo Hội đã hạ bớt các luật buộc qua nhiều thế kỷ và nới lỏng các hạn chế đến mức tương đối dễ dàng hoàn thành các việc hãm mình cơ bản này. Nhưng bất chấp những sửa đổi ấy, chúng ta vẫn là những con người yếu đuối và khó chịu trước bất kỳ hình thức đền tội nào.
Thánh Claude de la Colombiere đã suy tư về chủ đề này trong cuốn sách: “Những thương khó của Chúa Giêsu Kitô”, và khuyến khích chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu để xem sự đau khổ của chúng ta nhỏ bé như thế nào so với sự thương khó của Ngài.
Chúa Giêsu đã chịu hành hạ và sỉ nhục như thế nào? – Cho dù Ngài đã phải chịu đau đớn nhục nhã nơi mọi phần thân thể, nơi mọi giác quan và trong mọi cách thức có thể… điều lạ lùng là sau đó người ta vẫn cứ la lối khi phải hãm mình phạt xác…
Sự đền tội đích thực cũng bao gồm cả sự sỉ nhục về thể xác. Sự sỉ nhục Chúa Giêsu phải chịu là vô tận, không chỉ vì tất cả những đau đớn Ngài chịu đều đi kèm với những sỉ nhục và lăng mạ - đặc biệt là bị tát vào mặt, chịu đánh đòn và đóng đinh - mà còn bởi vì Ngài đã bị nhổ vào mặt, bị lôi trong bùn, bị buộc mặc áo như người điên tự xưng mình là vua bị trừng phạt vì sự xa hoa phù phiếm và để cho thấy tỏ tường nỗi đau đớn mà Ngài đã chịu đựng vì họ.
Nếu bạn chiêm ngắm Chúa Giêsu trong tình trạng ấy, chắc chắn bạn sẽ vô cùng xúc động, và nếu bạn tự xét lại mình, có lẽ bạn sẽ xấu hổ khi thấy rằng mình có quá ít điểm giống với những tội nhân đã ăn năn.
Hơn nữa, khi chúng ta lưu giữ hình ảnh đau thương này của Chúa Giêsu trong tâm trí của mình, ta sẽ thấy việc ăn chay mà Giáo hội yêu cầu chúng ta thật là quá nhỏ bé.
Hãy bắt đầu với việc ăn chay, một việc cần thiết. Việc này cho thấy rõ ràng là chúng ta thực sự ít sám hối, hơn là đã không tuân giữ luật buộc. Than ôi! Chúng ta đã phạm những tội lỗi mà cho dù bốn mươi năm ăn chay cũng không đền hết tội được, thế mà Giáo Hội, người mẹ tốt lành của chúng ta, đã giảm xuống chỉ còn phải chay tịnh bốn mươi ngày thôi! Mà chay kiêng những gì nào? Thật quá nhẹ nhàng và quá dễ dàng trong thời đại của chúng ta, thế mà chúng ta cũng không thể quyết tâm làm được điều đó.
Chắc chắn có nhiều lý do về sức khỏe khiến ai đó không thể nhịn ăn và kiêng khem. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều không thực hành được như vậy.
Nếu bạn từng nghĩ các hướng dẫn của Giáo hội về việc ăn chay và kiêng khem là quá nghiêm ngặt và khó có thể chịu đựng được, hãy suy ngẫm về sự thương khó của Chúa Giêsu trên thánh giá.
Philip Kosloski (Aleteia)
Tóc Ngắn & Biên Tú chuyển ngữ (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm