Vũ điệu thần thánh

Vũ điệu thần thánh

Vũ điệu thần thánh

Theo nhà nghiên cứu Lê Minh Hiển, người Ấn Độ rất tinh tế. Họ đã nghĩ ra những hình thức thờ phượng tinh vi và phát triển những dạng nghệ thuật đạt trình độ cao. Lúc ban đầu, múa được sử dụng trong các lễ lạc ngoài trời. Đó là những vụ điệu đơn giản chỉ dùng tay và nét mặt. Về sau kết họp với tôn giáo, múa mới được đưa vào đền thờ.

Trong các điệu múa ngày nay, phổ thông nhất là điệu Bharata Natyam (xem http://www.youtube.com/watch?v=04B8Pjv9zLU). Các nguyên tắc của vũ điệu này - được ghi lại vào thế kỷ thứ hai trong Natya Shastra, kinh điển tiếng Phạn của kịch câm, múa và âm nhạc - vẫn giữ được nét thuần khiết của vùng Tamil Nad của miền Nam Ấn Độ. Kiểu múa này là nghệ thuật mẫu mực hầu hết hầu hết những hệ thống Ấn vũ khác. Trong điệu này có vô số động tác cơ thể và hơn 36 cách diễn tả nét mặt.

Nhiều cử chỉ trong múa Ấn mang ý nghỉa tôn giáo. Thí dụ: cử chỉ đưa lòng bàn tay ra trước hướng về khán giả tượng trưng cử chỉ của Thượng Đế chúc phúc, ban phước lành.

Ở Ấn Độ, múa cũng như nhạc, được xem là sự diễn tả tâm linh và sử dụng vào mục đích phát triển năng khiếu bản thân cũng như để tạo nên khoái cảm. Theo truyền thuyết, chính thần Shiva đấng sáng tạo, đã đem nghệ thuật khiêu vũ từ trời xuống cho con người. Mỗi động tác, mỗi cử chỉ đều mang một ý nghĩa và khiêu vũ được xem là thể hiện nhịp điệu của vũ trụ qua thân xác bé nhỏ.

Buổi trình diễn bắt đầu, ba nhạc công mặc y phục trắng bước ra sân khấu, họ ngồi xuống bên trái và một người khởi sự đáng trống cơm. Khi tiếng trống dồn dập cao độ, hai nhạc công còn lại mới cử hành bộ gõ và cất tiếng hát khai mạc nhịp nhàng êm ả.

Người vũ nữ xuất hiện tràn đầy sức sống. Mặc y phục hồng và mang lục lạc ở cổ chân, nàng chuyển động theo tiếng nhạc và giữ nhịp bằng những bước chân. Từ đầu kia sân khấu, vũ sư nam xuất hiện tiến qua và cả hai uyển chuyển nhịp nhàng trình diễn vũ kịch Ali Baba, một câu chuyện trong "ngàn lẻ một đêm". Trong vũ điệu Thiêng, những nét mặt và cử động của đôi mắt cũng quan trọng như những động tác của chân tay và thân mình.

Kế tiếp họ trình diễn vở vũ kịch kể chuyện con cháu biến thành một cô gái đẹp và bị quỷ yêu nên bắt nàng về làm hoàng hậu.

Sau đó, nam vũ sư múa đơn, đóng vai thần Shiva trong vũ điệu sáng tạo và hủy diệt thế giới. Rồi cà hai lại múa chung trong vũ kịch kể chuyện Khrishma lúc trẻ đã lấy trộm những bầu sữa từ những bà vú.

Cuối cùng, đôi vũ sư đóng vai hai pho tượng trong đền thờ sống dậy và nhảy múa cùng nhau. Vở vũ kịch khai diễn bằng tiếng cồng (chiên với ánh sáng chớp lóe trên sân khấu và chấm dứt với cảnh một vũ nữ khác mang đèn cầy cháy sáng xuyên qua bóng đêm tăm tối đến đặt dưới chân hai pho tượng.
 

Top