Bí tích hòa giải là khoảnh khắc linh huấn cho cả linh mục giải tội lẫn hối nhân
WGPSG/CNS -- Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói rằng: “Bí tích hòa giải có thể là khoảnh khắc linh huấn cho cả linh mục giải tội lẫn hối nhân (người đi xưng tội)”.
Sau đây là một vài ý tưởng chia sẻ của Vị Chủ Chăn Hoàn Vũ trong buổi yết kiến diễn ra vào ngày 25 tháng 3 dành riêng cho những người tham gia khóa linh thao dưới sự tài trợ của Tòa Xoá Giải Tông Toà - một tòa án Vatican đặc trách xử lý những vấn đề liên quan đến bí tích hòa giải.
- Đến với bí tích giải tội, hối nhân có thể khám phá ân sủng và niềm hy vọng từ tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa, trong khi đó, linh mục ngồi tòa có thể được khơi gợi cảm hứng để trở nên thành thật, khiêm nhường và sáng suốt hơn về những lỗi lầm của chính các vị ấy.
- Các linh mục ngồi tòa có thể học hỏi rất nhiều từ những giáo dân gương mẫu đến xưng tội, về đời sống tinh thần của họ, những trải nghiệm nhận thức họ đã kinh qua, về sự sáng suốt của họ trong việc nhận ra lỗi lầm của chính mình và thái độ vâng phục của họ trước giáo lý Hội thánh cũng như những lời khuyên bảo của cha giải tội.
- Chúng ta có thể học được nhiều bài học lớn lao về niềm tin và đức khiêm nhường khi cử hành bí tích sám hối.
- Niềm tin của một linh mục vào Thiên Chúa và sự lân tuất của Ngài có thể được củng cố qua mỗi lần người mục tử ấy giúp đỡ và chứng kiến “những phép lạ hoán cải” thật sự.
- Khi ngồi tòa, lắng nghe lời thú tội của hối nhân, người linh mục được dịp viếng thăm những nơi sâu thẳm nhất của cõi lòng con người, ngay cả những góc u tối nhất, giúp linh mục lẫn hối nhân có thể sát hạch đức tin của mình. Mặt khác, bí tích hòa giải còn giúp nuôi dưỡng niềm xác tín rằng sự dữ không bao giờ chiến thắng và rằng Thiên Chúa và lòng từ ái của Ngài có sức canh tân mọi sự.
- Mọi người không chỉ học biết về đức khiêm nhường và nhận ra sự yếu đuối mỏng dòn của bản thân khi xưng thú lỗi lầm của mình, mà qua đó, họ còn có thể nhận ra họ cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa biết bao và rằng hồng ân của Chúa có thể biến đổi cuộc đời mỗi người.
- Trong một thế giới đầy dẫy tiếng ồn và những thứ gây xao lãng thì cuộc đối thoại giữa hối nhân và linh mục giải tội có lẽ là một trong những cơ hội hiếm hoi, nếu không nói là duy nhất, để được lắng nghe một cách thật sự và trọn vẹn.
- Thuyết tương đối của thời đại ngày nay đã làm suy yếu cảm thức của con người về sự hiện hữu thật sự của họ, dẫn đến hệ quả con người không còn chuyên chăm đến với bí tích hòa giải.
- Nhưng việc xét mình khi xưng tội lại có một giá trị vô cùng to lớn vì nó giúp ta có được cái nhìn thành thực về sự hiện hữu của bản thân và đối mặt với sự hiện hữu đó trong chân lý của ánh sáng Phúc âm, đánh giá nó không phải theo những chuẩn mực của con người mà là những chuẩn mực phát xuất từ sự mạc khải thiêng liêng.
bài liên quan mới nhất
- Tròn một năm Covid-19: Phản tỉnh từ nhãn quan Thần học Luân lý Y Sinh học Công giáo
-
Đồng tính & Hôn nhân đồng tính: Quan điểm của Giáo hội Công giáo -
Bác thằng bần -
Lắng nghe những suy tư của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
“Quyền phá thai” coi thường các tiêu chuẩn luân lý và luật pháp -
ĐTC cổ võ nền luân lý thương xót và có tinh thần truyền giáo -
Thư của Bộ Giáo lý Đức Tin gởi các Giám Mục về đồng tính -
Hội nghị Quốc tế của các Thần học gia Luân Lý tại Sarajevo, Bosnia và Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Hội nghị -
Đức Thánh Cha gửi sứ điệp cho Hội nghị quốc tế về thần học luân lý -
Khi bác sĩ sản phụ là kẻ vô lương
bài liên quan đọc nhiều
- Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay
-
Vấn đề nạo phá thai trong giới trẻ ngày nay -
Lương tâm của giới trẻ ngày nay -
Vấn đề đạo đức của giới trẻ ngày nay -
Có phải tiền là tất cả ? -
Thai nhi bị dị tật: Bỏ hay giữ? -
Bác thằng bần -
Đồng tính & Hôn nhân đồng tính: Quan điểm của Giáo hội Công giáo -
Đồng tính luyến ái và chuyển giới tính: một nhận định trên phương diện Khoa học và Luân lý Công giáo -
Giới thiệu sách: “Thần học về Thân xác” của Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II