Giáo lý viên Tổng Giáo phận góp ý cho ĐH Dân Chúa
TỔNG HỢP GÓP Ý CHO ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
----- GIÁO LÝ VIÊN TỔNG GIÁO PHẬN TP.HCM -----
----- GIÁO LÝ VIÊN TỔNG GIÁO PHẬN TP.HCM -----
Văn bản được tổng hợp dựa trên ý kiến đóng góp của Giáo lý viên các giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận TP.HCM. Văn bản gồm 3 phần chính ứng với 3 chiều kích của cuộc sống người Giáo lý viên nói riêng và người Kitô hữu nói chung:
• Tương quan chiều dọc: Tương quan với Thiên Chúa
• Tương quan chiều ngang: Tương quan với tha nhân: Giáo Hội và xã hội
• Tương quan chiều sâu: Tương quan với bản thân mình
1. Tương quan chiều dọc: Tương quan với Thiên Chúa
a. Thực trạng:
_ Giữa bối cảnh đời sống xã hội hiện đại, cuộc sống luôn vội vã, tất bật với nghiệp mưu sinh và áp lực công việc, học hành, gia đình; chưa kể đến những trào lưu xã hội xấu về hưởng thụ, an thân hay những tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm… - những biểu hiện của nền văn hóa sự chết, đang dần đan kết thành tấm lưới quấn lấy con người, kéo họ ra xa Thiên Chúa. Giáo lý viên và các học viên giáo lý cũng là một trong số đó
• Đối với Giáo lý viên:
_ Đời sống người Giáo lý viên hôm nay quá nhiều lo toan, vừa phải chu toàn bổn phận đối với gia đình, xã hội, vừa phải chu toàn bổn phận đối với Giáo Hội, cụ thể qua công việc dạy giáo lý. Nên đôi lúc công tác giảng dạy thiếu chiều sâu, thiếu tâm tình
_ Gánh nặng cơm áo gạo tiền cùng quỹ thời gian bị chi phối bởi nhiều hoạt động xã hội khiến Giáo lý viên ít tìm đến với Chúa Giêsu Thánh Thể qua các giờ chầu, ít tham dự Thánh lễ hoặc tham dự cho có hình thức, lãnh đạm với Lời Chúa (ít quan tâm và học hỏi), đời sống cầu nguyện hời hợt thiếu chiều sâu
_ Giáo lý viên chưa nắm được hết các Giáo huấn Giáo Hội một phần vì thiếu tài liệu, một phần là do khó hiểu, cần có sự hướng dẫn
• Đối với học viên giáo lý là thiếu nhi:
_ Chương trình học văn hóa của các em quá nặng, lịch học thêm dày đặc khiến việc tham dự Thánh lễ hằng ngày trở nên khó khăn.
_ Lời Chúa và Thánh lễ không đủ sức thu hút các em so với các loại hình sinh hoạt giải trí trên địa bàn TP như: game online, chương trình ca nhạc, các khu vui chơi, chưa kể đến việc tụ tập băng nhóm và lún sâu vào các tệ nạn xã hội.
_ Giờ Thánh lễ nhiều nơi còn quá sớm, khiến các em khó có thể tham dự được
_ Việc học giáo lý chỉ nhằm lãnh các Bí tích khai tâm, 90% các em nghỉ học giáo lý sau khi được Thêm Sức.
• Đối với học viên giáo lý là dự tòng và hôn nhân gia đình:
_ Tâm lý của học viên hôn nhân gia đình, đa số học để được làm lễ cưới, nên thiếu chiều sâu trong đức tin, không vững vàng trong đức cậy và thiếu tâm tình của đức mến với Thiên Chúa và thân mình của Người là Giáo Hội.
_ Về phần học viên dự tòng, có được sự hứng khởi và nhiệt thành ban đầu, nhưng không kéo dài sau khi rửa tội, một phần do các giáo xứ không có kế hoạch và chương trình giúp đỡ, đồng hành cùng họ.
• Ngoài ra, đối với việc tham dự Thánh lễ nói riêng, hiện nay đang tồn tại những thực trạng sau:
_ Đa số giáo dân tham dự Thánh lễ cách thiếu ý thức, tham dự cách uể oải, miễn cưỡng
_ Nhiều người dự lễ nhưng không rước lễ
_ Tham dự Thánh lễ nhưng không vào nhà thờ
_ Nhiều người đi lễ trễ, bỏ qua phần Phụng vụ Lời Chúa
b. Giải pháp đề nghị để củng cố mối hiệp thông với Thiên Chúa
• Trước tiên, Giáo lý viên nỗ lực để Lời Chúa thành ánh sáng soi dẫn đời sống bản thân, cụ thể:
o “Thực hành” cầu nguyện:
* Dành giờ cầu nguyện với Chúa mỗi ngày.
* Thực hiện chuỗi Mân Côi trong các nhóm, tập thể Giáo lý viên
* Trong cuộc sống, tập sự thinh lặng và nhìn mọi việc dưới nhãn quan của Thiên Chúa: tin tưởng, phó thác, yêu mến
* Thực hiện “phút hồi tâm” nhiều lần trong ngày. Có thể thực hiện với những hướng dẫn và bài suy niệm trên các trang web, các sách thiêng liêng.
o Tiếp cận Lời Chúa:
* Cố gắng tiếp cận với bản văn Tin Mừng mỗi ngày qua các nguồn: “5ph mỗi ngày cho Lời Chúa”, qua sách Kinh Thánh, các sách chia sẻ Tin Mừng, qua Internet: đọc bản văn Kinh Thánh, nghe file mp3 bài Tin Mừng và suy niệm, xem video đoạn Tin Mừng theo Chúa nhật…
* Tìm 1 chữ hay 1 câu trong bài Tin Mừng để sống và lặp lại nhiều lần trong ngày
* Tổ chức chia sẻ và học hỏi Lời Chúa trong các nhóm
o Tham dự Thánh lễ và các Bí tích:
* Tham dự Thánh lễ hằng ngày khi có thể
* Năng Viếng Thánh Thể, chầu chung với cộng đoàn
o Đề nghị:
* Tổ chức những buổi tĩnh tâm chung của Giáo lý viên cấp giáo hạt hoặc liên hạt theo định kỳ
• Giáo lý viên nỗ lực để giúp mọi người thấm nhuần Lời Chúa, giáo lý, giáo huấn của Giáo Hội, cụ thể:
o Sống:
* Cuộc sống đạo đức của Giáo lý viên là minh chứng sống động cho Lời Chúa, giáo lý và giáo huấn của Giáo Hội
* Sống gần gũi với mọi người để cảm thông, chia sẻ vui buồn với họ. Từ sự cảm thông ấy, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ Lời Chúa, giáo lý hay giáo huấn của Giáo Hội
o Học hỏi:
* Tham dự các lớp Thánh Kinh
* Sáng tạo thêm các trò chơi, băng reo, bài hát, dùng hình ảnh minh họa.. vào việc dạy Lời Chúa cho thiếu nhi
o Chia sẻ:
* Suy niệm Lời Chúa qua giờ kinh tối trong gia đình
* Gửi tặng nhau các sứ điệp giáo lý, Lời Chúa… dạng powerpoint, hiện nay rất phổ biến trong Giáo phận TP.HCM
* Phổ biến Kinh Thánh, có thể kèm them suy niệm ngắn, tặng các gia đình, đặc biệt là các nơi thiếu điều kiện
o Đề nghị:
* Cần tổ chức những khóa học về Thánh Kinh, giáo lý và giáo huấn của Giáo Hội không chỉ ở cấp giáo phận (Trung tâm mục vụ) mà còn ở giáo xứ, giáo hạt
• Một số đề nghị để mọi người tham dự Thánh lễ cách ý thức, tích cực và sống động:
o Trang phục khi tham dự Thánh lễ phải phù hợp
o Các thừa tác viên (đọc sách và cho rước lễ) được tuyển chọn hoặc chuẩn bị chu đáo, để tránh gây chia trí
o Nhà thờ có sách đáp ca và thánh ca cộng đồng
o Tập hát chung trước Thánh lễ
o Ca đoàn giúp cộng đoàn có bầu khí cầu nguyện và tâm tình hướng về Chúa hơn là trình diễn Thánh Ca
o Mỗi người ý thức và cố gắng đi lễ sớm
o Khi đi lễ nhớ rủ nhau cùng đi
o Linh mục phối hợp với HĐMVGX và các đoàn thể sắp xếp chỗ trong nhà thờ để mọi người đều có thể dự lễ cách sốt sắng
o Mọi người cùng thưa đáp, cùng hát với cộng đoàn
o Thay đổi giờ lễ phù hợp với giờ tan ca, tan học
o Có các Thánh lễ phù hợp với từng độ tuổi
o Linh mục thường xuyên nhắc nhở về giá trị của Thánh lễ cũng như sự cao trọng của Bí tích Thánh Thể, giúp cho cộng đoàn có ý thức sống động khi cử hành Phụng vụ
o Bài giảng của Linh mục ngắn gọn, súc tích, liên hệ mật thiết với đời sống nhưng không xa rời các giá trị Nước Trời.
o Linh mục năng ngồi tòa giải tội trước Thánh lễ
o Thánh nhạc cần phong phú, sống động bằng cách kết hợp âm hưởng văn hóa dân tộc trong tiết điệu, nhạc cụ
o Nên có một số cử chỉ mới mẻ trong cử hành Phụng Vụ
2. Tương quan chiều ngang: Tương quan với tha nhân: Giáo Hội và xã hội
2.1. Với xã hội:
a. Thực trạng:
_ Mối tương quan của Giáo lý viên với xã hội thể hiện qua việc giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và qua sự đối thoại với các tôn giáo bạn. Mà hiện nay mối tương quan này đang gặp phải nhiều khó khăn, thử thách
• Văn hóa xã hội:
_ Sự du nhập ồ ạt văn hóa phương Tây khiến xã hội VN hiện nay đang đánh mất dần những nét đẹp văn hóa truyền thống.
_ Giáo dục con người vì mục đích mưu sinh hơn là vì mục đích đào tạo.
_ Xã hội tràn lan những bệnh thành tích, gian dối từ chính những mầm non tương lai của đất nước. Đây cũng là tình trạng đáng báo động trong chính các lớp giáo lý, thậm chí các lớp đào tạo Giáo lý viên, chủ yếu để có tấm bằng.
• Đối thoại liên tôn:
_ Trên địa bàn TP hiện nay có sự góp mặt của nhiều tôn giáo bạn, đòi hỏi phải có sự đối thoại, hợp tác
_ Một số giáo dân, đặc biệt là các bạn trẻ, khi tìm hiểu về tôn giáo bạn, trong khi đó lại chưa hiểu biết đủ về đạo Công Giáo, dễ dàng bị lung lay, thậm chí mất đức tin, hoặc có thái độ độc tôn (Công Giáo là tuyệt đối, là nhất), hoặc có thái độ ba phải (Công Giáo là đạo ăn ngay ở lành như các đạo khác).
_ Sự gặp gỡ và những cuộc hôn nhân khác đạo, khác miền cũng là tiền đề cho việc đối thoại tôn giáo trên bình diện dạy giáo lý. Điều này đòi hỏi Giáo lý viên nói chung, đặc biệt là Giáo lý viên dự tòng và hôn nhân gia đình nói riêng, phải có những kiến thức nhất định về các tôn giáo
b. Giải pháp đề nghị:
• Nỗ lực khám phá ra vẻ đẹp và hạt giống Lời Chúa trong văn hóa dân tộc:
o Trong công tác dạy và học giáo lý:
* Giảng dạy giáo lý khởi đi từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân Việt: đặt niềm tin vào Đấng tối cao (ông trời), kính già yêu trẻ, hòa nhã, tương thân tương ái, cần cù, chịu khó…
* Tái khám phá chân dung đức tin của các vị tiền nhân: học hỏi nhiều hơn nữa về các Thánh Tử Đạo Việt Nam
o Đề nghị:
* Đem những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc vào Phụng vụ và các sinh hoạt tôn giáo: mỹ thuật thánh, thánh nhạc (thánh nhạc mang âm hưởng nhạc dân tộc)…
* Giáo Hội mạnh dạn lên tiếng trước những hoạt động, trào lưu làm băng hoại xã hội, những ảnh hưởng của nền văn hóa sự chết
• Nỗ lực đem Tin Mừng đối thoại với nền văn hóa và các tôn giáo khác
o Học hỏi:
* Trao đổi, học hỏi với các tôn giáo bạn qua các dịp lễ lớn của họ và của Công Giáo
o Đề nghị:
* Khuyến khích giao lưu, đối thoại liên tôn cấp giáo phận, giáo hạt, giáo xứ trên tinh thần tôn trọng, bác ái
* Có các khóa học cấp giáo hạt, giáo xứ (cấp giáo phận đã có một số môn học tại Trung tâm mục vụ), tài liệu về đối thoại liên tôn dễ hiểu và phổ thông
* Giảng dạy phần “Nhập môn Tôn giáo học” và “Cơ sở văn hóa Việt Nam” như môn nhiệm ý cho Giáo lý viên trong quá trình đào tạo (không bắt buộc)
2.2. Với Giáo Hội:
a. Thực trạng:
o Mối tương quan giữa Giáo lý viên và vị chủ chăn vẫn còn nhiều mâu thuẫn và bất cập
o Đôi lúc Giáo lý viên còn thiếu sự hợp tác với HĐMV và các đoàn thể khác. Công việc giáo dục đức tin cho thanh thiếu niên, dự tòng và hôn nhân được trao hẳn cho Giáo lý viên
o Số lượng tu sĩ tham gia giảng dạy giáo lý còn ít, đối thoại đôi lúc còn khó khăn
o Công tác mục vụ thiếu nhi và Giáo lý viên ở các giáo xứ do các Cha phó, thầy giúp xứ hay các nữ tu đảm trách. Nên khi các vị hết nhiệm kỳ phải chuyển nhiệm sở khiến việc điều hành bị gián đoạn. Các vị tiếp quản đôi lúc lại có đường hướng hoạt động khác
o Còn nhiều bất cập trong việc giao tiếp, cộng tác giữa Giáo lý viên trẻ và lớn tuổi.
o Tập thể Giáo lý viên giữa các xứ thiếu sự giao lưu, trao đổi, học hỏi
o Nhiều nơi còn thiếu Giáo lý viên, thiếu phòng học giáo lý
o Những thông báo, phổ biến từ Ban giáo lý giáo phận, giáo hạt chưa rộng rãi, đều khắp và chậm trễ, nhiều lúc chưa rõ ràng, cụ thể
b. Giải pháp đề nghị:
o Nỗ lực để phát huy khả năng hợp tác với các linh mục và tu sĩ:
* Cần có sự trao đổi thân tình giữa Giáo lý viên và vị chủ chăn trên tình thần hợp tác và vâng phục. Đồng thời tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
* Các vị chủ chăn cũng cần cung cấp phương tiện cho nhu cầu hoạt động chính đáng của Giáo lý viên
* Cần có sự trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa với các tu sĩ giúp xứ, để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ các vị
o Nỗ lực để phát huy khả năng hợp tác với HĐMV và các đoàn thể trong giáo xứ:
* Giáo lý viên luôn ý thức việc rao giảng Tin Mừng là hoạt động chung của Giáo Hội. Không một thành phần đoàn thể nào “độc chiếm” việc rao giảng Lời Chúa. Và công việc công đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần giáo dân, cùng hỗ trợ và cộng tác trong phạm vi khả năng, đòi hỏi của công việc
o Nỗ lực để hợp tác với tập thể Giáo lý viên:
* Giáo lý viên trẻ phải kính trọng những góp ý của người lớn tuổi.
* Giáo lý viên trẻ cũng cần được tôn trọng và lắng nghe, cần cho họ được phép thử nghiệm những sáng tạo của họ, miễn không gây hại
* Nên có sự trao đổi, hợp tác, học hỏi giữa Giáo lý viên các giáo xứ
o Đề nghị:
* Các vị chủ chăn phải xem giáo lý là mối quan tâm hàng đầu trong các hoạt động mục vụ
* Tùy theo khả năng giáo xứ, đề nghị có những hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất cho Giáo lý viên
* Mỗi giáo hạt có Ban giáo lý đảm trách sinh hoạt, thông tin liên lạc giữa các giáo xứ trong hạt
* Thường xuyên tổ chức tĩnh tâm, học hỏi chung Giáo lý viên trong hạt và liên hạt
*Thông tin từ Ban giáo lý cần nhanh chóng và hiệu quả, rõ ràng, tránh tình trạng người biết, người không
3. Tương quan chiều sâu: Tương quan với bản thân mình
_ Một Giáo lý viên khi nhìn lại đời sống chính mình, không thể không đề cập đến công tác giảng dạy mình được đảm trách và sự tăng trưởng về đời sống tự nhiên, siêu nhiên của bản thân
a. Thực trạng:
• Công tác giảng dạy đảm trách:
o Việc học giáo lý ngày càng trở thành thủ tục và mang nặng tính hình thức. Học giáo lý được đồng hóa với việc học văn hóa, đánh mất đặc tính cốt lõi của giáo lý là giới thiệu về Thiên Chúa và giúp con người sống mối tương quan với Ngài
o Việc học thêm tràn lan trong học đường khiến việc học giáo lý trở thành thứ yếu. Phụ huynh thường xuyên xin cho con nghỉ để đi học thêm
o Giáo trình giảng dạy giáo lý chưa thống nhất, Cha sở sẽ chọn giáo trình hay, phù hợp, khi Cha mới về, ít nhiều giáo trình cũng thay đổi
o Nhiều Giáo lý viên đã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn thiếu kiến thức nhiều mặt. Chưa kể đào tạo xong mà chưa được phân công giảng dạy hoặc phân công không đúng chuyên môn
o Nỗi lo cơm áo gạo tiền và đời sống gia đình cũng là điều khiến nhiều Giáo lý viên không tham gia giảng dạy giáo lý thường xuyên
o Hình thức giảng dạy và học cụ nghèo nàn, thiếu sáng tạo, đổi mới
o Thiếu lớp Giáo lý viên kế thừa
o Việc liên lạc và trao đổi với phụ huynh học sinh còn nhiều khó khăn với các Giáo lý viên trẻ
o Vai trò, vị trí, công tác Giáo lý viên và Huynh trưởng còn nhiều mâu thuẫn, chưa rõ ràng
• Đời sống tự nhiên và siêu nhiên:
o Lời nói chưa đi đôi với việc làm là tình trạng chung của mọi thành phần dân Chúa
o Nhiều Giáo lý viên còn thiếu đời sống nhân bản cần thiết, có kiến thức nhưng chưa có tác phong, tư cách đúng mực.
o Ý thức tự rèn luyện còn kém ở số ít Giáo lý viên.
o Những Giáo lý viên mong muốn học hỏi lại thiếu điều kiện tham gia các khóa đào tạo.
o Nhiều tài liệu giảng dạy, đào tạo Giáo lý viên sử dụng ngôn ngữ, cách giải thích thần học, khiến việc tự đào luyện của Giáo lý viên trở nên khó khăn.
o Nguồn tài liệu đa dạng phong phú nhưng chưa phân loại hoặc chưa thẩm định, thẩm định qua loa vô cùng nguy hại cho chính người giảng dạy cũng như đối tượng được giảng dạy
b. Giải pháp đề nghị:
• Nỗ lực phúc âm hóa đời sống:
o Mọi thành phần dân Chúa phải nỗ lực sống theo gương Thầy chí thánh nhờ Lời Chúa: Tin điều mình đọc, dạy điều mình tin, sống điều mình dạy. Để đừng trở thành những mồ mả tôi vôi.
• Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác giảng dạy:
o Tùy theo khả năng của giáo xứ mà trang bị những phương tiện hiện đại: máy tính, máy chiếu, ti vi… Giáo lý viên đồng thời phải học hỏi để quản lý sử dụng tốt những phương tiện hiện có
• Đề nghị:
o Giáo trình:
* Thống nhất giáo trình giáo lý trong giáo phận
* Giáo trình cần phong phú về nội dung, thêm nhiều hình ảnh minh họa sống động, gần gũi và sát với thực tế. Tránh lối học từ chương nhưng dẫn vào đời sống nội tâm sống động
* Giáo lý cho dự tòng tránh dùng quá nhiều ngôn ngữ nhà đạo, gây khó hiểu
* Đề xuất mở lớp giáo lý cho người lớn, người đã có gia đình
* Đề xuất giảng dạy về tâm sinh lý, giáo dục giới tính trong chương trình
* Thống nhất quá trình đào tạo giáo lý tại các giáo xứ, giáo hạt, để thuận tiện cho học viên khi chuyển xứ. Thống nhất độ tuổi lãnh các phép Bí tích
o Đào tạo nguồn lực Giáo lý viên:
* Chương trình đạo tạo Giáo lý viên cấp giáo phận cần nhân rộng ra mô hình giáo hạt, liên hạt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
* Đào tạo Giáo lý viên cần đào tạo thêm nhân bản, kỹ năng sống, kỹ năng đối thoại, hợp tác, giao tế, kỹ năng điều hành các sinh hoạt giáo lý
* Khuyến khích, mời gọi tham gia Giáo lý viên từ các bạn trẻ đến các vị trung niên, lớn tuổi
o Điều phối nhân lực:
* Có nhóm Giáo lý viên, Huấn luyện viên giáo lý lưu động để giúp đỡ các nơi thiếu thốn nhân lực hoặc gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo, tổ chức
o Truyền thông:
* Cần có trang web riêng của Ban giáo lý giáo phận để phổ biến kế hoạc cũng như tạo kho tài liệu cần thiết cho công tác giảng dạy
* Cần có mạng lưới liên lạc viên đến các giáo xứ, giáo hạt
• Tương quan chiều dọc: Tương quan với Thiên Chúa
• Tương quan chiều ngang: Tương quan với tha nhân: Giáo Hội và xã hội
• Tương quan chiều sâu: Tương quan với bản thân mình
1. Tương quan chiều dọc: Tương quan với Thiên Chúa
a. Thực trạng:
_ Giữa bối cảnh đời sống xã hội hiện đại, cuộc sống luôn vội vã, tất bật với nghiệp mưu sinh và áp lực công việc, học hành, gia đình; chưa kể đến những trào lưu xã hội xấu về hưởng thụ, an thân hay những tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm… - những biểu hiện của nền văn hóa sự chết, đang dần đan kết thành tấm lưới quấn lấy con người, kéo họ ra xa Thiên Chúa. Giáo lý viên và các học viên giáo lý cũng là một trong số đó
• Đối với Giáo lý viên:
_ Đời sống người Giáo lý viên hôm nay quá nhiều lo toan, vừa phải chu toàn bổn phận đối với gia đình, xã hội, vừa phải chu toàn bổn phận đối với Giáo Hội, cụ thể qua công việc dạy giáo lý. Nên đôi lúc công tác giảng dạy thiếu chiều sâu, thiếu tâm tình
_ Gánh nặng cơm áo gạo tiền cùng quỹ thời gian bị chi phối bởi nhiều hoạt động xã hội khiến Giáo lý viên ít tìm đến với Chúa Giêsu Thánh Thể qua các giờ chầu, ít tham dự Thánh lễ hoặc tham dự cho có hình thức, lãnh đạm với Lời Chúa (ít quan tâm và học hỏi), đời sống cầu nguyện hời hợt thiếu chiều sâu
_ Giáo lý viên chưa nắm được hết các Giáo huấn Giáo Hội một phần vì thiếu tài liệu, một phần là do khó hiểu, cần có sự hướng dẫn
• Đối với học viên giáo lý là thiếu nhi:
_ Chương trình học văn hóa của các em quá nặng, lịch học thêm dày đặc khiến việc tham dự Thánh lễ hằng ngày trở nên khó khăn.
_ Lời Chúa và Thánh lễ không đủ sức thu hút các em so với các loại hình sinh hoạt giải trí trên địa bàn TP như: game online, chương trình ca nhạc, các khu vui chơi, chưa kể đến việc tụ tập băng nhóm và lún sâu vào các tệ nạn xã hội.
_ Giờ Thánh lễ nhiều nơi còn quá sớm, khiến các em khó có thể tham dự được
_ Việc học giáo lý chỉ nhằm lãnh các Bí tích khai tâm, 90% các em nghỉ học giáo lý sau khi được Thêm Sức.
• Đối với học viên giáo lý là dự tòng và hôn nhân gia đình:
_ Tâm lý của học viên hôn nhân gia đình, đa số học để được làm lễ cưới, nên thiếu chiều sâu trong đức tin, không vững vàng trong đức cậy và thiếu tâm tình của đức mến với Thiên Chúa và thân mình của Người là Giáo Hội.
_ Về phần học viên dự tòng, có được sự hứng khởi và nhiệt thành ban đầu, nhưng không kéo dài sau khi rửa tội, một phần do các giáo xứ không có kế hoạch và chương trình giúp đỡ, đồng hành cùng họ.
• Ngoài ra, đối với việc tham dự Thánh lễ nói riêng, hiện nay đang tồn tại những thực trạng sau:
_ Đa số giáo dân tham dự Thánh lễ cách thiếu ý thức, tham dự cách uể oải, miễn cưỡng
_ Nhiều người dự lễ nhưng không rước lễ
_ Tham dự Thánh lễ nhưng không vào nhà thờ
_ Nhiều người đi lễ trễ, bỏ qua phần Phụng vụ Lời Chúa
b. Giải pháp đề nghị để củng cố mối hiệp thông với Thiên Chúa
• Trước tiên, Giáo lý viên nỗ lực để Lời Chúa thành ánh sáng soi dẫn đời sống bản thân, cụ thể:
o “Thực hành” cầu nguyện:
* Dành giờ cầu nguyện với Chúa mỗi ngày.
* Thực hiện chuỗi Mân Côi trong các nhóm, tập thể Giáo lý viên
* Trong cuộc sống, tập sự thinh lặng và nhìn mọi việc dưới nhãn quan của Thiên Chúa: tin tưởng, phó thác, yêu mến
* Thực hiện “phút hồi tâm” nhiều lần trong ngày. Có thể thực hiện với những hướng dẫn và bài suy niệm trên các trang web, các sách thiêng liêng.
o Tiếp cận Lời Chúa:
* Cố gắng tiếp cận với bản văn Tin Mừng mỗi ngày qua các nguồn: “5ph mỗi ngày cho Lời Chúa”, qua sách Kinh Thánh, các sách chia sẻ Tin Mừng, qua Internet: đọc bản văn Kinh Thánh, nghe file mp3 bài Tin Mừng và suy niệm, xem video đoạn Tin Mừng theo Chúa nhật…
* Tìm 1 chữ hay 1 câu trong bài Tin Mừng để sống và lặp lại nhiều lần trong ngày
* Tổ chức chia sẻ và học hỏi Lời Chúa trong các nhóm
o Tham dự Thánh lễ và các Bí tích:
* Tham dự Thánh lễ hằng ngày khi có thể
* Năng Viếng Thánh Thể, chầu chung với cộng đoàn
o Đề nghị:
* Tổ chức những buổi tĩnh tâm chung của Giáo lý viên cấp giáo hạt hoặc liên hạt theo định kỳ
• Giáo lý viên nỗ lực để giúp mọi người thấm nhuần Lời Chúa, giáo lý, giáo huấn của Giáo Hội, cụ thể:
o Sống:
* Cuộc sống đạo đức của Giáo lý viên là minh chứng sống động cho Lời Chúa, giáo lý và giáo huấn của Giáo Hội
* Sống gần gũi với mọi người để cảm thông, chia sẻ vui buồn với họ. Từ sự cảm thông ấy, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ Lời Chúa, giáo lý hay giáo huấn của Giáo Hội
o Học hỏi:
* Tham dự các lớp Thánh Kinh
* Sáng tạo thêm các trò chơi, băng reo, bài hát, dùng hình ảnh minh họa.. vào việc dạy Lời Chúa cho thiếu nhi
o Chia sẻ:
* Suy niệm Lời Chúa qua giờ kinh tối trong gia đình
* Gửi tặng nhau các sứ điệp giáo lý, Lời Chúa… dạng powerpoint, hiện nay rất phổ biến trong Giáo phận TP.HCM
* Phổ biến Kinh Thánh, có thể kèm them suy niệm ngắn, tặng các gia đình, đặc biệt là các nơi thiếu điều kiện
o Đề nghị:
* Cần tổ chức những khóa học về Thánh Kinh, giáo lý và giáo huấn của Giáo Hội không chỉ ở cấp giáo phận (Trung tâm mục vụ) mà còn ở giáo xứ, giáo hạt
• Một số đề nghị để mọi người tham dự Thánh lễ cách ý thức, tích cực và sống động:
o Trang phục khi tham dự Thánh lễ phải phù hợp
o Các thừa tác viên (đọc sách và cho rước lễ) được tuyển chọn hoặc chuẩn bị chu đáo, để tránh gây chia trí
o Nhà thờ có sách đáp ca và thánh ca cộng đồng
o Tập hát chung trước Thánh lễ
o Ca đoàn giúp cộng đoàn có bầu khí cầu nguyện và tâm tình hướng về Chúa hơn là trình diễn Thánh Ca
o Mỗi người ý thức và cố gắng đi lễ sớm
o Khi đi lễ nhớ rủ nhau cùng đi
o Linh mục phối hợp với HĐMVGX và các đoàn thể sắp xếp chỗ trong nhà thờ để mọi người đều có thể dự lễ cách sốt sắng
o Mọi người cùng thưa đáp, cùng hát với cộng đoàn
o Thay đổi giờ lễ phù hợp với giờ tan ca, tan học
o Có các Thánh lễ phù hợp với từng độ tuổi
o Linh mục thường xuyên nhắc nhở về giá trị của Thánh lễ cũng như sự cao trọng của Bí tích Thánh Thể, giúp cho cộng đoàn có ý thức sống động khi cử hành Phụng vụ
o Bài giảng của Linh mục ngắn gọn, súc tích, liên hệ mật thiết với đời sống nhưng không xa rời các giá trị Nước Trời.
o Linh mục năng ngồi tòa giải tội trước Thánh lễ
o Thánh nhạc cần phong phú, sống động bằng cách kết hợp âm hưởng văn hóa dân tộc trong tiết điệu, nhạc cụ
o Nên có một số cử chỉ mới mẻ trong cử hành Phụng Vụ
2. Tương quan chiều ngang: Tương quan với tha nhân: Giáo Hội và xã hội
2.1. Với xã hội:
a. Thực trạng:
_ Mối tương quan của Giáo lý viên với xã hội thể hiện qua việc giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và qua sự đối thoại với các tôn giáo bạn. Mà hiện nay mối tương quan này đang gặp phải nhiều khó khăn, thử thách
• Văn hóa xã hội:
_ Sự du nhập ồ ạt văn hóa phương Tây khiến xã hội VN hiện nay đang đánh mất dần những nét đẹp văn hóa truyền thống.
_ Giáo dục con người vì mục đích mưu sinh hơn là vì mục đích đào tạo.
_ Xã hội tràn lan những bệnh thành tích, gian dối từ chính những mầm non tương lai của đất nước. Đây cũng là tình trạng đáng báo động trong chính các lớp giáo lý, thậm chí các lớp đào tạo Giáo lý viên, chủ yếu để có tấm bằng.
• Đối thoại liên tôn:
_ Trên địa bàn TP hiện nay có sự góp mặt của nhiều tôn giáo bạn, đòi hỏi phải có sự đối thoại, hợp tác
_ Một số giáo dân, đặc biệt là các bạn trẻ, khi tìm hiểu về tôn giáo bạn, trong khi đó lại chưa hiểu biết đủ về đạo Công Giáo, dễ dàng bị lung lay, thậm chí mất đức tin, hoặc có thái độ độc tôn (Công Giáo là tuyệt đối, là nhất), hoặc có thái độ ba phải (Công Giáo là đạo ăn ngay ở lành như các đạo khác).
_ Sự gặp gỡ và những cuộc hôn nhân khác đạo, khác miền cũng là tiền đề cho việc đối thoại tôn giáo trên bình diện dạy giáo lý. Điều này đòi hỏi Giáo lý viên nói chung, đặc biệt là Giáo lý viên dự tòng và hôn nhân gia đình nói riêng, phải có những kiến thức nhất định về các tôn giáo
b. Giải pháp đề nghị:
• Nỗ lực khám phá ra vẻ đẹp và hạt giống Lời Chúa trong văn hóa dân tộc:
o Trong công tác dạy và học giáo lý:
* Giảng dạy giáo lý khởi đi từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân Việt: đặt niềm tin vào Đấng tối cao (ông trời), kính già yêu trẻ, hòa nhã, tương thân tương ái, cần cù, chịu khó…
* Tái khám phá chân dung đức tin của các vị tiền nhân: học hỏi nhiều hơn nữa về các Thánh Tử Đạo Việt Nam
o Đề nghị:
* Đem những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc vào Phụng vụ và các sinh hoạt tôn giáo: mỹ thuật thánh, thánh nhạc (thánh nhạc mang âm hưởng nhạc dân tộc)…
* Giáo Hội mạnh dạn lên tiếng trước những hoạt động, trào lưu làm băng hoại xã hội, những ảnh hưởng của nền văn hóa sự chết
• Nỗ lực đem Tin Mừng đối thoại với nền văn hóa và các tôn giáo khác
o Học hỏi:
* Trao đổi, học hỏi với các tôn giáo bạn qua các dịp lễ lớn của họ và của Công Giáo
o Đề nghị:
* Khuyến khích giao lưu, đối thoại liên tôn cấp giáo phận, giáo hạt, giáo xứ trên tinh thần tôn trọng, bác ái
* Có các khóa học cấp giáo hạt, giáo xứ (cấp giáo phận đã có một số môn học tại Trung tâm mục vụ), tài liệu về đối thoại liên tôn dễ hiểu và phổ thông
* Giảng dạy phần “Nhập môn Tôn giáo học” và “Cơ sở văn hóa Việt Nam” như môn nhiệm ý cho Giáo lý viên trong quá trình đào tạo (không bắt buộc)
2.2. Với Giáo Hội:
a. Thực trạng:
o Mối tương quan giữa Giáo lý viên và vị chủ chăn vẫn còn nhiều mâu thuẫn và bất cập
o Đôi lúc Giáo lý viên còn thiếu sự hợp tác với HĐMV và các đoàn thể khác. Công việc giáo dục đức tin cho thanh thiếu niên, dự tòng và hôn nhân được trao hẳn cho Giáo lý viên
o Số lượng tu sĩ tham gia giảng dạy giáo lý còn ít, đối thoại đôi lúc còn khó khăn
o Công tác mục vụ thiếu nhi và Giáo lý viên ở các giáo xứ do các Cha phó, thầy giúp xứ hay các nữ tu đảm trách. Nên khi các vị hết nhiệm kỳ phải chuyển nhiệm sở khiến việc điều hành bị gián đoạn. Các vị tiếp quản đôi lúc lại có đường hướng hoạt động khác
o Còn nhiều bất cập trong việc giao tiếp, cộng tác giữa Giáo lý viên trẻ và lớn tuổi.
o Tập thể Giáo lý viên giữa các xứ thiếu sự giao lưu, trao đổi, học hỏi
o Nhiều nơi còn thiếu Giáo lý viên, thiếu phòng học giáo lý
o Những thông báo, phổ biến từ Ban giáo lý giáo phận, giáo hạt chưa rộng rãi, đều khắp và chậm trễ, nhiều lúc chưa rõ ràng, cụ thể
b. Giải pháp đề nghị:
o Nỗ lực để phát huy khả năng hợp tác với các linh mục và tu sĩ:
* Cần có sự trao đổi thân tình giữa Giáo lý viên và vị chủ chăn trên tình thần hợp tác và vâng phục. Đồng thời tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
* Các vị chủ chăn cũng cần cung cấp phương tiện cho nhu cầu hoạt động chính đáng của Giáo lý viên
* Cần có sự trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa với các tu sĩ giúp xứ, để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ các vị
o Nỗ lực để phát huy khả năng hợp tác với HĐMV và các đoàn thể trong giáo xứ:
* Giáo lý viên luôn ý thức việc rao giảng Tin Mừng là hoạt động chung của Giáo Hội. Không một thành phần đoàn thể nào “độc chiếm” việc rao giảng Lời Chúa. Và công việc công đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần giáo dân, cùng hỗ trợ và cộng tác trong phạm vi khả năng, đòi hỏi của công việc
o Nỗ lực để hợp tác với tập thể Giáo lý viên:
* Giáo lý viên trẻ phải kính trọng những góp ý của người lớn tuổi.
* Giáo lý viên trẻ cũng cần được tôn trọng và lắng nghe, cần cho họ được phép thử nghiệm những sáng tạo của họ, miễn không gây hại
* Nên có sự trao đổi, hợp tác, học hỏi giữa Giáo lý viên các giáo xứ
o Đề nghị:
* Các vị chủ chăn phải xem giáo lý là mối quan tâm hàng đầu trong các hoạt động mục vụ
* Tùy theo khả năng giáo xứ, đề nghị có những hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất cho Giáo lý viên
* Mỗi giáo hạt có Ban giáo lý đảm trách sinh hoạt, thông tin liên lạc giữa các giáo xứ trong hạt
* Thường xuyên tổ chức tĩnh tâm, học hỏi chung Giáo lý viên trong hạt và liên hạt
*Thông tin từ Ban giáo lý cần nhanh chóng và hiệu quả, rõ ràng, tránh tình trạng người biết, người không
3. Tương quan chiều sâu: Tương quan với bản thân mình
_ Một Giáo lý viên khi nhìn lại đời sống chính mình, không thể không đề cập đến công tác giảng dạy mình được đảm trách và sự tăng trưởng về đời sống tự nhiên, siêu nhiên của bản thân
a. Thực trạng:
• Công tác giảng dạy đảm trách:
o Việc học giáo lý ngày càng trở thành thủ tục và mang nặng tính hình thức. Học giáo lý được đồng hóa với việc học văn hóa, đánh mất đặc tính cốt lõi của giáo lý là giới thiệu về Thiên Chúa và giúp con người sống mối tương quan với Ngài
o Việc học thêm tràn lan trong học đường khiến việc học giáo lý trở thành thứ yếu. Phụ huynh thường xuyên xin cho con nghỉ để đi học thêm
o Giáo trình giảng dạy giáo lý chưa thống nhất, Cha sở sẽ chọn giáo trình hay, phù hợp, khi Cha mới về, ít nhiều giáo trình cũng thay đổi
o Nhiều Giáo lý viên đã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn thiếu kiến thức nhiều mặt. Chưa kể đào tạo xong mà chưa được phân công giảng dạy hoặc phân công không đúng chuyên môn
o Nỗi lo cơm áo gạo tiền và đời sống gia đình cũng là điều khiến nhiều Giáo lý viên không tham gia giảng dạy giáo lý thường xuyên
o Hình thức giảng dạy và học cụ nghèo nàn, thiếu sáng tạo, đổi mới
o Thiếu lớp Giáo lý viên kế thừa
o Việc liên lạc và trao đổi với phụ huynh học sinh còn nhiều khó khăn với các Giáo lý viên trẻ
o Vai trò, vị trí, công tác Giáo lý viên và Huynh trưởng còn nhiều mâu thuẫn, chưa rõ ràng
• Đời sống tự nhiên và siêu nhiên:
o Lời nói chưa đi đôi với việc làm là tình trạng chung của mọi thành phần dân Chúa
o Nhiều Giáo lý viên còn thiếu đời sống nhân bản cần thiết, có kiến thức nhưng chưa có tác phong, tư cách đúng mực.
o Ý thức tự rèn luyện còn kém ở số ít Giáo lý viên.
o Những Giáo lý viên mong muốn học hỏi lại thiếu điều kiện tham gia các khóa đào tạo.
o Nhiều tài liệu giảng dạy, đào tạo Giáo lý viên sử dụng ngôn ngữ, cách giải thích thần học, khiến việc tự đào luyện của Giáo lý viên trở nên khó khăn.
o Nguồn tài liệu đa dạng phong phú nhưng chưa phân loại hoặc chưa thẩm định, thẩm định qua loa vô cùng nguy hại cho chính người giảng dạy cũng như đối tượng được giảng dạy
b. Giải pháp đề nghị:
• Nỗ lực phúc âm hóa đời sống:
o Mọi thành phần dân Chúa phải nỗ lực sống theo gương Thầy chí thánh nhờ Lời Chúa: Tin điều mình đọc, dạy điều mình tin, sống điều mình dạy. Để đừng trở thành những mồ mả tôi vôi.
• Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác giảng dạy:
o Tùy theo khả năng của giáo xứ mà trang bị những phương tiện hiện đại: máy tính, máy chiếu, ti vi… Giáo lý viên đồng thời phải học hỏi để quản lý sử dụng tốt những phương tiện hiện có
• Đề nghị:
o Giáo trình:
* Thống nhất giáo trình giáo lý trong giáo phận
* Giáo trình cần phong phú về nội dung, thêm nhiều hình ảnh minh họa sống động, gần gũi và sát với thực tế. Tránh lối học từ chương nhưng dẫn vào đời sống nội tâm sống động
* Giáo lý cho dự tòng tránh dùng quá nhiều ngôn ngữ nhà đạo, gây khó hiểu
* Đề xuất mở lớp giáo lý cho người lớn, người đã có gia đình
* Đề xuất giảng dạy về tâm sinh lý, giáo dục giới tính trong chương trình
* Thống nhất quá trình đào tạo giáo lý tại các giáo xứ, giáo hạt, để thuận tiện cho học viên khi chuyển xứ. Thống nhất độ tuổi lãnh các phép Bí tích
o Đào tạo nguồn lực Giáo lý viên:
* Chương trình đạo tạo Giáo lý viên cấp giáo phận cần nhân rộng ra mô hình giáo hạt, liên hạt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
* Đào tạo Giáo lý viên cần đào tạo thêm nhân bản, kỹ năng sống, kỹ năng đối thoại, hợp tác, giao tế, kỹ năng điều hành các sinh hoạt giáo lý
* Khuyến khích, mời gọi tham gia Giáo lý viên từ các bạn trẻ đến các vị trung niên, lớn tuổi
o Điều phối nhân lực:
* Có nhóm Giáo lý viên, Huấn luyện viên giáo lý lưu động để giúp đỡ các nơi thiếu thốn nhân lực hoặc gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo, tổ chức
o Truyền thông:
* Cần có trang web riêng của Ban giáo lý giáo phận để phổ biến kế hoạc cũng như tạo kho tài liệu cần thiết cho công tác giảng dạy
* Cần có mạng lưới liên lạc viên đến các giáo xứ, giáo hạt
NHỮNG ĐỀ XUẤT KHÁC
* Đề nghị Ban giáo lý giáo phận tổ chức hội thảo hậu đại hội để học hỏi, đúc kết phương hướng tổ chức
* Tại một số giáo xứ, Linh mục chưa đồng ý làm phép chuẩn cho đến khi đương sự chịu theo đạo, đề nghị được giải quyết
* Đề nghị Ban giáo lý giáo phận tổ chức hội thảo hậu đại hội để học hỏi, đúc kết phương hướng tổ chức
* Tại một số giáo xứ, Linh mục chưa đồng ý làm phép chuẩn cho đến khi đương sự chịu theo đạo, đề nghị được giải quyết
Trên đây là những ý kiến đề nghị xuất phát từ tâm huyết của tập thể Giáo lý viên giáo phận TP.HCM, mong mỏi đóng góp vào sự phát triển chung của Giáo Hội.
Xin chân thành cảm ơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện
Tập thể đại biểu
Giáo lý viên giáo phận TP.HCM
Tập thể đại biểu
Giáo lý viên giáo phận TP.HCM
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam