Người ta nghĩ Da Vinci sai, nhưng khoa học chứng minh là ông đúng
WGPSG / Aleteia -- Bức tranh “Đấng Cứu Thế” ("Salvator Mundi") từ lâu đã được xem là có sai lạc về vật lý học, nhưng bây giờ bí quyết của Leonardo đã được minh oan.
Có rất ít tác phẩm còn sót lại cho thấy kỹ năng vẽ siêu phàm của nhà danh họa Leonardo da Vinci.
Thật ra, CNN nhận định rằng chỉ còn khoảng 15 tác phẩm được xác định là do chính nhà danh họa này vẽ. Đó là lý do tại sao khi bức tranh mang tên “Salvator Mundi” (Đấng Cứu Thế) từ lâu được xem là tác phẩm của một trong các học trò ông - nay được khám phá ra là bức tranh gốc của Leonardo, tác phẩm này đã trở thành bức tranh sơn dầu đắt giá nhất thế giới khi đạt mốc giá bán 450,3 triệu đô la Mỹ.
Bức tranh “Đấng Cứu Thế” nổi bật do nguồn gốc và giá cả, nhưng từ lâu đã nổi tiếng trong giới nghệ thuật bởi chứa đựng một mâu thuẫn gây tranh cãi về mặt vật lý. Tờ Technology Review mô tả điều khiến người ta cho rằng không chính xác:
Bức tranh vẽ Chúa Giêsu cầm một quả cầu thủy tinh tượng trưng cho bầu thiên thể của toàn vũ trụ. Quả cầu đó ắt phải đóng vai trò của một lăng kính lồi sẽ phóng đại và đảo ngược phần áo choàng ở phía sau. Tuy nhiên, áo choàng của Chúa trong bức tranh đã không được vẽ đảo ngược hay phóng to mà lại còn được thể hiện với một chút ít biến dạng.
Khi tác phẩm được xem là của môn đệ của danh họa Da Vinci, sai phạm rõ ràng này có thể hiểu được, nhưng khi biết tác phẩm được thực hiện bởi chính ông - con người tiêu biểu của thời Phục Hưng - các chuyên gia đã quyết định phải giải thích sự lựa chọn nghệ thuật này. Cuối cùng, chúng ta đã biết được, qua các bút tích ông để lại, ông đã nhận thức rất rõ ánh sáng sẽ khúc xạ như thế nào qua một lăng kính lồi.
Marco Liang và các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu về bức tranh này tại Đại học Irvine ở California, trong đó họ đã tái tạo một cảnh quang trong một môi trường được máy vi tính tạo ra. Trong chương trình này, họ có thể điều chỉnh những đặc tính vật lý của quả cầu và những nguồn sáng quanh nó để đoán ra quá trình suy nghĩ của Da Vinci.
Vào cuối cuộc nghiên cứu, theo tờ Technology Review, nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên:
Sau khi so sánh những kết quả nghiên cứu của họ với bản gốc, họ kết luận rằng quả cầu không đặc chút nào. Thay vào đó, họ chỉ ra rằng bức tranh là một miêu tả rất thực tế về vật lý của một quả cầu lõm có bán kính 6,8cm và độ dày chỉ vỏn vẹn 1,3 mm.
Họ xác định rằng Leonardo chắc đã phải tìm hiểu về quả cầu pha lê lõm, vốn đã phổ biến vào thời đó và đã xuất hiện vài lần khác nhau trong các tác phẩm ở thời của Da Vinci. Liang đã lãnh trách nhiệm trình bày về vấn đề này như sau:
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Quả thực, có thể sử dụng các vật liệu, nguồn sáng và kiến thức khoa học sẵn có vào những năm 1500 của thời đại Leonardo da Vinci để tạo được một sự chính xác về quang học thể hiện rất phù hợp nơi bức tranh.”
JP Mauro (Aleteia) / Quỳnh Anh chuyển ngữ
Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Sự thật về nguồn gốc bức hình “Đức Mẹ Việt Nam” của cố họa sĩ Nam Phong (1917 - 1994)
-
Đại lễ 'Lòng Chúa Thương Xót' và bức tranh 'Tôma cứng lòng' -
Triển lãm Mỹ Thuật “Máng Cỏ Nhân Sinh” 2014 -
Cảm mến tình yêu nghệ thuật “Về Nguồn” -
Triển lãm Tranh, Tượng mỹ thuật với chủ đề: Lời ngỏ tình yêu -
Triển Lãm Mỹ Thuật Tôn Giáo & Nhân Văn 5 Năm Nhìn Lại -
Ánh Sáng – Lửa Tin Yêu Trong Gió -
Khai mạc triển lãm Tranh, Ảnh Tượng "Ánh sáng, lửa tin yêu trong gió" -
“Hành trình Emmaus” trong hội họa -
Ban Mỹ thuật Đaminh: Triển lãm nghệ thuật “Đêm Thánh Vô Cùng”
bài liên quan đọc nhiều
- Chuyện lạ từ Bích họa Bữa Tiệc Ly và Danh họa Leonardo Da Vinci
-
Lịch sử hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại tại Việt Nam -
Đại lễ 'Lòng Chúa Thương Xót' và bức tranh 'Tôma cứng lòng' -
Sự thật về nguồn gốc bức hình “Đức Mẹ Việt Nam” của cố họa sĩ Nam Phong (1917 - 1994) -
“Hành trình Emmaus” trong hội họa -
Họa sĩ Lê Văn Đệ: người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam -
Người đầu tiên khai phá tranh Mỹ thuật Sơn mài Việt Nam -
CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA VÀ ĐIÊU KHẮC TRONG TRIỂN LÃM "DẤU ẤN ĐỨC TIN II" -
Hoạ sĩ Kim Long và cõi tâm linh -
Năm Dần nói chuyện cọp trong nghệ thuật