Những câu hỏi cho Đại Hội Dân Chúa
“Những câu hỏi cho Đại Hội Dân Chúa ” được đặt ra và mong nhận được những câu trả lời để trở thành những góp ý chân thành cho Đại Hội Dân Chúa Việt Nam diễn ra từ ngày 21 đến 25-11-2010 tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM.
NHỮNG CÂU HỎI CHO ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
PHẦN MẦU NHIỆM
1. Những gì khai triển để hiểu về mầu nhiệm như nền tảng cho những định hướng mục vụ sau này đã đầy đủ chưa và có cần phải nhấn mạnh hơn ở điểm nào không?
2. Định hướng canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần dân Chúa, dựa trên Lời Chúa và các bí tích, qua nền giáo lý vững chắc, có phải là định hướng khả thi trong bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của VN hôm nay không? Nếu khả thi, GH tại VN cần đặt thành mối quan tâm như thế nào?
3. Kinh tối gia đình thật cần thiết để giáo dục đức tin, nhưng đôi khi quá dài và kết quả là nhiều người trẻ chán ngán. Những người hướng dẫn cầu nguyện có thể giới thiệu những hình thức cầu nguyện sống động hơn và ích lợi hơn không?
4. Một đức tin chung nhưng mang đậm nét văn hóa Việt được diễn đạt trong thần học, thiêng liêng, và huấn luyện quả là đáng ước mong. Nhưng làm thế nào để thực thi, anh chị em nghĩ gì?
PHẦN HIỆP THÔNG
1. Những nền tảng cho sự hiệp thông dựa trên sự thông hiệp với Chúa Giêsu để tìm được thánh ý TC cho ở đây và lúc này đã đầy đủ chưa? Có cần phải nhấn mạnh hơn nữa đến góc cạnh nào không?
2. Trên cấp giáo xứ, giáo phận và quốc gia, đâu là những phương cách để có thể đảm bảo hơn trong việc xây dựng một GH theo mô hình hiệp thông và tham gia? Làm nào để không rơi vào các thái cực là thứ dân chủ sai lầm cũng như thứ độc tài trong mục vụ mà cả hai đều hủy đi diện mạo đích thực của GH?
3. Vai trò giáo dân trong việc huấn luyện các chủ chăn tương lai có cần thiết trong bối cảnh GH tại VN hôm nay không?
4. Làm thế nào để việc đào tạo nhân sự, cách riêng cho giáo lý viên, trở thành điểm hội tụ của mọi quan tâm từ cấp địa phương đến giáo phận và quốc gia? Làm sao để điều này trở thành ‘thí điểm’ cho mô hình GH tham gia được nổi bật lên trong những năm tới?
PHẦN SỨ VỤ
1. Có điểm gì cần nhấn mạnh hơn nữa khi nói về sứ vụ duy nhất và toàn diện mà GH tại VN phải thực thi như đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu và dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần không?
2. Làm thế nào để truyền giáo không phải là một hoạt động thêm vào những hoạt động khác, nhưng là yếu tố thấm nhập và chuẩn mực lượng giá mọi hoạt động và mọi lãnh vực? Làm thế nào để tinh thần truyền giáo hướng dẫn và chi phối mọi chương trình đào tạo nhân sự từ cấp địa phương đến địa phận và quốc gia?
3. Sứ vụ truyền giáo tại Á châu nói chung và tại VN nói riêng không thể không đi đôi với việc hội nhập văn hóa, đối thoại liên tôn và đối thoại với người nghèo. Làm thế nào để những điều này được các tín hữu VN hấp thụ đầy đủ trước khi biến thành những đường hướng hành động cụ thể?
4. Làm thế nào để việc giáo dục nhân bản, thiêng liêng, tri thức và tông đồ cho các thanh thiếu niên trở thành mối ưu tư thiết yếu trong các cộng đoàn Kitô hữu địa phương, giáo phận và quốc gia, ngay cả khi GH tại VN chưa thể chính thức lo đến việc giáo dục, vì GH tại VN đang chứng kiến những ‘bó tay’ và ‘ngao ngán’ của nhiều phụ huynh cả lương lẫn giáo trước con em của mình? Vì chất lượng của một nền phúc âm hóa sâu xa và vững chắc đi liền với việc giáo dục, nên mỗi cộng đoàn Kitô hữu tại VN có thể nghĩ tới việc tạo nên những ‘sân chơi’ lành mạnh cho các thanh thiếu niên trong khu vực của mình sinh sống không? Làm thế nào mọi thành phần dân Chúa tại VN đều tham gia tích cực vào ưu tư này? Đề nghị trong tài liệu làm việc về quỹ khuyến học, vốn đã có từ thời xa xưa, (x. trg. 57) có còn khả thi và cần phát triển thêm nữa không và làm sao để việc này tỏ lộ được khuôn mẫu GH tham gia?
5. Chắc chắn những đáp ứng cấp thời trước những nhu cầu thiết yếu của dân nghèo như trong thiên tai, luôn cần thiết và có giá trị. Tuy nhiên, liệu GH tại VN có thể có một kế hoạch lâu dài trong việc thực thi bác ái hơn là chỉ ‘chữa cháy’ như thế không? Và làm thế nào để lượng giá những kế hoạch đó một cách khách quan và tốt đẹp?
6. Làm thế nào để việc bảo vệ phẩm giá của con người, nhất là của những người nghèo và bất hạnh, thật sự trở thành mối quan tâm chung của toàn thể GH tại VN, mà không bị thao túng bởi bất kỳ ý hướng chính trị nào? Làm thế nào quan tâm đến công bằng xã hội được để ý đến trong việc đào luyện lương tâm ngay chính của người tín hữu VN?
7. Với lượng di dân ồ ạt từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam, GH tại VN có đường hướng và kế hoạch nào cho việc mục vụ ấy? Làm thế nào để lượng giá tính hiệu quả và ích lợi của những đường hướng và kế hoạch đó?
Đại Hội Dân Chúa 2010
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam