Tài liệu học hỏi Năm Thánh: bài 6(1): Vai trò của Kitô hữu giáo dân trong Giáo Hội
6.1 Vai trò của Kitô hữu giáo dân trong Giáo Hội
A. Phần trình bày
Giáo dân là toàn bộ các Kitô hữu không thuộc thành phần có chức thánh hoặc tu sĩ, được tháp nhập với Chúa Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, được hội nhập vào dân Thiên Chúa, được tham dự chức năng tiên tri, tư tế và mục tử của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình là “tìm kiếm Nước Thiên Chúa ngay trong chính việc quản trị và sắp đặt các sự việc trần thế theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội... để như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới... hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ” (GH 31).
Cụ thể, giáo dân tham dự vào chức vụ tiên tri của Chúa Kitô bằng việc Phúc Âm hóa, “nghĩa là loan báo Chúa Kitô bằng đời sống chứng tá và bằng lời nói.” Ðặc biệt trong đời sống hôn nhân và gia đình, trong sinh hoạt nghề nghiệp và những dấn thân xã hội khác (x. GH 35). Những giáo dân có khả năng và được đào tạo còn có thể góp phần trong việc dạy giáo lý (GL 774), dạy các khoa học thánh (GL 229), và trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội (GL 823).
Giáo dân tham dự vào chức vụ tư tế của Chúa Kitô bằng việc làm cho “mọi hoạt động, kinh nguyện, công việc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, việc làm ăn thường ngày, việc giải lao cho tâm trí cũng như thể xác và mọi thử thách của cuộc sống... trở nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa nhờ Ðức Giêsu Kitô” (GH 34), và hiến lễ đó được liên kết với việc dâng lên Chúa Cha. Như thế “giáo dân thánh hiến thế giới này cho Thiên Chúa, thờ phượng Thiên Chúa khắp nơi bằng đời sống thánh thiện của mình” (GH 34).
Giáo dân tham dự vào chức vụ mục tử của Chúa Kitô, khi họ “chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi mình, bằng một đời sống từ bỏ mình và thánh thiện” (GH 36), khi “làm cho những giá trị luân lý thấm nhập vào văn hóa và các công trình của loài người” (GH 36), khi “thi hành những tác vụ khác nhau tùy theo ơn huệ và đặc sủng mà Chúa trao ban” (LBTM 11).
Giáo Hội tại Việt Nam cách nào đó vẫn chưa quan tâm đủ đến vai trò người giáo dân trong Giáo Hội. Nhiều giáo dân vẫn tự cho mình chỉ là một “cánh tay”, một dụng cụ hỗ trợ hàng giáo sĩ hơn là những người chia sẻ trách nhiệm trong cùng một sứ mệnh Chúa trao. Quả thật, đây vẫn còn là một thách đố cho Giáo Hội tại Việt Nam khi phải trở nên “cộng đoàn của các cộng đoàn”, hay “nguyên lý hiệp thông” của các cộng đoàn.
B. Phần hỏi-đáp
1- H. Theo Công Đồng, giáo dân là ai?
T. Giáo dân là toàn bộ các Kitô hữu không thuộc thành phần có chức thánh hoặc tu sĩ, được tháp nhập với Chúa Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, được hội nhập vào dân Thiên Chúa, được tham dự các chức vụ tiên tri, tư tế và mục tử của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình.
2- H. Vai trò chính yếu của giáo dân là gì?
T. Vai trò chính yếu của giáo dân là tìm kiếm Nước Thiên Chúa ngay trong chính việc quản trị và xếp đặt các sự việc trần thế theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội... để như men từ bên trong, thánh hóa thế giới... hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ.
3- H. Giáo dân tham dự vào chức vụ tiên tri của Chúa Kitô như thế nào?
T. Giáo dân tham dự vào chức vụ tiên tri của Chúa Kitô bằng việc Phúc Âm hóa, nghĩa là loan báo Chúa Kitô bằng đời sống chứng tá và bằng lời nói.
4- H. Giáo dân tham dự vào chức vụ tư tế của Chúa Kitô như thế nào?
T. Giáo dân tham dự vào chức vụ tư tế của Chúa Kitô qua việc làm cho “mọi hoạt động, kinh nguyện, công việc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, việc làm ăn thường ngày, việc giải lao cho tâm trí cũng như thể xác và mọi thử thách của cuộc sống... trở nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa nhờ Ðức Giêsu Kitô” (GH 34).
5- H. Giáo dân tham dự vào chức vụ mục tử của Chúa Kitô như thế nào?
T. Giáo dân tham dự vào chức vụ mục tử của Chúa Kitô khi “chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi mình, bằng một đời sống từ bỏ mình và thánh thiện” (GH 36), khi “làm cho những giá trị luân lý thấm nhập vào văn hóa và các công trình của loài người” (GH 36), khi “thi hành những tác vụ khác nhau tùy theo ơn huệ và đặc sủng mà Chúa trao ban” (LBTM 11).
C. Gợi ý trao đổi
1. Theo bạn, tính cách riêng và đặc thù của giáo dân trong Giáo Hội là gì?
2. Là giáo dân, bạn ý thức thế nào về vai trò và nhiệm vụ của mình trong Giáo Hội?
3. Là giáo dân, bạn tham dự thế nào vào các chức vụ tiên tri, tư tế và mục tử của Chúa Kitô?
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam