Tài liệu học hỏi Năm Thánh: Bài 8 (2): Hoạt động giáo lý
8.2 Phát huy sự tham gia của giáo dân
Vào hoạt động giáo lý
A. Phần trình bày
Một trong những điều chúng ta hân hoan tạ ơn Chúa trong Năm Thánh 2010 là sự gắn bó và tham gia tích cực của người giáo dân trong lãnh vực huấn giáo hay trong việc dạy giáo lý, bởi con số giáo lý viên thiện nguyện trong bản báo cáo hàng năm của các giáo phận ngày một tăng. Hồng ân này đòi hỏi chúng ta phải bảo tồn và phát huy dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội.
Trong cuốn Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý năm 1997, Bộ Giáo Sĩ ghi nhận huấn giáo là một trong những hoạt động nổi bật nhất của Giáo Hội hiện nay. Có rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân hăng hái và kiên trì trong việc dạy giáo lý. Huấn giáo ở nhiều nơi chiếm địa vị ưu tiên trong phương án mục vụ của giáo phận cũng như giáo xứ (x. 29).
Trong bối cảnh của một thế giới mà cảm thức tôn giáo đang bị lu mờ, theo Bộ Giáo Sĩ, huấn giáo phải có đặc tính truyền giáo và toàn diện; phải cổ võ cho sự hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô và gắn bó với đời sống của Giáo Hội, phải toàn vẹn về nội dung và thích ứng với bối cảnh văn hoá của các dân tộc, phải liên kết mật thiết với phụng vụ và Bí tích cũng như hướng đến việc tông đồ và truyền giáo (x. 30).
Huấn giáo đặt nền tảng trên sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội và là một trong những thời điểm chủ yếu của tiến trình rao giảng này. Trong viễn tượng này, giáo lý dự tòng phải là hình thức kiểu mẫu cho tất cả những hình thức dạy giáo lý khác và giáo lý người lớn là hình thức giáo lý ưu việt nhất mà giáo lý các lứa tuổi khác phải quy chiếu vào (x. 59). Huấn giáo làm cho việc tuyên xưng đức tin của mọi tín hữu trở nên sống động, minh nhiên và hữu hiệu. Những nhiệm vụ căn bản của huấn giáo là giúp hiểu biết đức tin, giáo dục phụng vụ, huấn luyện luân lý, dạy cầu nguyện, giáo dục đời sống cộng đoàn và truyền giáo (x. 82-86).
Bộ Giáo Sĩ kêu gọi các giáo xứ thúc đẩy những ơn gọi cho việc huấn giáo. Vì nhu cầu huấn giáo ngày càng trở nên đa dạng, nên số lượng giáo lý viên cần được đảm bảo: đảm bảo một số lượng giáo lý viên trọn thời gian cống hiến trọn vẹn và thường xuyên hơn cho việc dạy gíao lý, để hỗ trợ cho các giáo lý viên bán thời gian thường là đông hơn cả. Để có đủ số lượng giáo lý viên được đào tạo kỹ lưỡng, giáo phận phải dành ưu tiên tuyệt đối cho việc đào tạo giáo lý viên giáo dân và việc đào tạo này phải được thực hiện cách nghiêm túc (x. 233-234).
Những hướng dẫn trên đặt ra cho chúng ta rất nhiều vấn đề cần bàn luận và trao đổi, nghiên cứu và giải quyết, nhằm canh tân một trong những hoạt động nổi bật nhất của Giáo Hội toàn cầu cũng như Giáo Hội Việt Nam hiện nay.
B. Phần hỏi -đáp
1- H. Trong bối cảnh của một thế giới mà cảm thức tôn giáo đang bị lu mờ, theo Bộ Giáo Sĩ, huấn giáo phải có những đặc tính nào?
T. Huấn giáo phải là công cuộc huấn luyện toàn diện và toàn bộ đời sống Kitô hữu; phải cổ võ cho sự hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô và gắn bó với đời sống của Giáo Hội, phải toàn vẹn về nội dung và thích ứng với bối cảnh văn hoá của các dân tộc, phải liên kết mật thiết với phụng vụ và Bí tích cũng như hướng đến việc tông đồ và truyền giáo.
2- H. Theo Bộ Giáo Sĩ, huấn giáo hay việc dạy giáo lý phải đặt trên nền tảng nào?
T. Huấn giáo hay việc dạy giáo lý phải đặt nền trên sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội. Nó là một trong những thời điểm chủ yếu của tiến trình rao giảng này.
3- H. Theo Bộ Giáo Sĩ, hình thức giáo lý kiểu mẫu và ưu việt nhất là hình thức nào?
T. Giáo lý dự tòng là hình thức kiểu mẫu cho những hình thức dạy giáo lý khác và giáo lý người lớn là hình thức giáo lý ưu việt nhất mà giáo lý các lứa tuổi khác phải quy chiếu vào.
4- H. Theo Bộ Giáo Sĩ, thế nào là một đức tin trưởng thành?
T. Đức tin trưởng thành là một đức tin sống động, minh nhiên và hữu hiệu.
5- H. Để giúp cho các tín hữu có được một đức tin trưởng thành, huấn giáo phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nào?
T. Huấn giáo phải thực hiện những những nhiệm vụ cơ bản
này:
– một là giúp hiểu biết đức tin,
– hai là giáo dục phụng vụ,
– ba là huấn luyện luân lý,
– bốn là dạy cầu nguyện
– năm là giáo dục đời sống cộng đoàn
– và sáu là khai tâm cho việc truyền giáo.
C. Phần gợi ý trao đổi
1. Huấn giáo có phải là hoạt động nổi bật nhất và chiếm địa vị ưu tiên trong phương án mục vụ của giáo phận cũng như giáo xứ của bạn không?
2. Bạn có biết tỉ lệ giáo lý viên trên tổng số giáo dân trong giáo xứ của bạn là bao nhiêu không? Trong số đó, có bao nhêu giáo lý viên đã được đào tạo và chuẩn bị kỹ càng?
3. Bạn có nghĩ rằng trong tương lai, Giáo Hội Việt Nam cần đảm bảo một số lượng giáo lý viên trọn thời gian cống hiến trọn vẹn và thường xuyên hơn cho việc dạy giáo lý và hỗ trợ cho đông đảo giáo lý viên bán thời gian không? Tại sao?
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam