Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 10: Giáo Hội Việt Nam đổi mới Phương thức rao giảng Tin Mừng
Bài 10: Giáo Hội Việt Nam muốn đổi mới
Phương thức rao giảng Tin Mừng
A. Phần trình bày
Ngày nay loan báo Tin Mừng là cả một công trình phức hợp gồm nhiều tác vụ chủ yếu như làm chứng cho Tin Mừng, hoạt động cho những giá trị của vương quốc, đấu tranh cho sự thăng tiến con người toàn diện, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa, hội nhập văn hoá, đối thoại với các tôn giáo. Chính vì thế, Giáo Hội Việt Nam cần tìm ra phương thức mới để loan báo Tin Mừng.
Chính mầu nhiệm Đức Kitô Nhập thể và Thánh Thần sáng tạo sẽ là khuôn mẫu cho phương pháp mới trong sứ vụ truyền giáo. Cứ điểm của phương pháp này không gì khác hơn là phong cách của Đức Giêsu-trong-sứ-vụ, là tư cách của một môn đệ chân chính trong bối cảnh Việt Nam thời đại mới.
Không phải như một người đang ban phát vì tự hào mình có mọi sự, nhưng như một người chung phần, người tín hữu Việt Nam muốn sống trong tình bạn với tất cả những người dân Việt khi họ cầu kinh, làm việc, chịu đựng và đấu tranh cho một đời sống nhân bản tốt đẹp hơn, và khi họ tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và tiến bộ của con người. Giáo Hội tại Việt Nam phải bước đi với quê hương đất nước trong tình huynh đệ nhân loại.
Cách cụ thể, Giáo Hội tại Việt Nam biết rằng mình phải đối thoại với những người nghèo, với các tôn giáo và với văn hoá dân tộc. Chắc chắn mục tiêu tối hậu và dứt khoát của Giáo Hội tại Việt Nam là loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài cho đồng bào của mình, nhưng sứ vụ này phải được thực thi qua cuộc đối thoại tam diện đó... Vì lẽ, chỉ có một kế hoạch cứu độ, chỉ có một Đấng cứu thế duy nhất là Đức Kitô, chứ không có nhiều chương trình cứu độ, nên cả ba cuộc đối thoại này tạo nên cuộc đối thoại mang tính sống còn, cuộc đối thoại mang lại ơn cứu độ.
Phương pháp đối thoại này đâm rễ trong linh đạo của đối thoại, bắt nguồn từ Mầu nhiệm Nhập thể nơi đó Thiên Chúa đã đến chia sẻ phận người, gặp gỡ và đối thoại với con người, nhờ đó dẫn đưa con người vào hành trình chân lý giải thoát. Đó là linh đạo của kenosis, của tự hạ và hủy mình ra không như Đức Kitô (x. Pl 2, 6-11).
Cũng thế, trong cuộc đối thoại tam diện với người nghèo, với các tôn giáo và với văn hoá dân tộc, Giáo Hội tại Việt Nam cần vun trồng thái độ lắng nghe, khiêm tốn và chân thực, chứ không tự mãn hay kiêu căng. Người Kitô hữu Việt Nam luôn xác tín về căn tính của mình, đồng thời khiêm tốn và thành tâm chia sẻ kho tàng đức tin cho anh chị em mình với sự chân thực, đơn sơ, bình an và kiên nhẫn (Đề Cương 30.32).
B. Phần hỏi -đáp
1- H. Việc loan báo Tin Mừng ngày nay có nội dung phong phú như thế nào?
T. Loan báo Tin Mừng ngày nay không đơn thuần là chia sẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa, nhưng bao gồm nhiều tác vụ như làm chứng cho Tin Mừng, hoạt động cho những giá trị của Vương quốc, đối thoại, hội nhập văn hoá , thăng tiến con người toàn diện vv...
2- H. Giáo Hội Việt Nam muốn loan báo Tin Mừng với phong cách nào?
T. Giáo Hội Việt Nam không muốn loan báo Tin Mừng như một người ban phát vì tự hào mình có mọi sự, nhưng như một người chung phần, nghĩa là sống trong tình bạn với mọi người khi họ cầu kinh, làm việc, chịu đựng và đấu tranh cho một đời sống nhân bản tốt đẹp hơn, hay khi họ tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và tiến bộ của con người.
3- H. Giáo Hội Việt Nam thấy mình phải loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài bằng cách nào?
T. Giáo Hội Việt Nam thấy mình phải loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài cho mọi người bằng đối thoại: đối thoại với người nghèo, với văn hoá dân tộc và với các tôn giáo.
4- H. Vì sao ba cuộc đối thoại với người nghèo, với văn hoá dân tộc và với các tôn giáo tạo thành cuộc đối thoại mang tính sống còn?
T. Ba cuộc đối thoại với người nghèo, với văn hoá dân tộc và với các tôn giáo tạo thành cuộc đối thoại mang tính sống còn vì chỉ có một kế hoạch cứu độ và một Đấng Cứu Độ duy nhất.
5- H. Phương pháp đối thoại phát xuất từ đâu?
T. Phương pháp đối thoại phát xuất từ mầu nhiệm Nhập Thể nơi đó Thiên Chúa đã đến chia sẻ phận người, gặp gỡ và đối thoại với con người để đưa con người vào hành trình chân lý giải thoát; đó cũng là mầu nhiệm tự hạ và hủy mình ra không của Đức Kitô.
C. Phần gợi ý trao đổi
1. Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, bạn có những kinh nghiệm nào về đối thoại? Đâu là những khó khăn và thử thách thường gặp khi đối thoại?
2. Giáo xứ của bạn có phương sách nào để loan báo Đức Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại không? Phương sách đối thoại mà Giáo Hội đề nghị, theo bạn, có khả thi và kiến hiệu không?
3. Giáo Hội muốn loan báo Tin Mừng không như người ban phát, nhưng như người chung phần với đồng bào của mình. Phong cách loan báo này giống và khác với phong cách loan báo của mọi người trong giáo xứ như thế nào?
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam