Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 5 (3) Hiệp thông trong Đức Ái
5.3 Hiệp thông trong Đức Ái
A. Phần trình bày
Các tín hữu đầu tiên không chỉ hiệp thông với nhau trong niềm tin và hy vọng nhưng còn sống niềm tin và hy vọng ấy trong cuộc sống hằng ngày qua việc để tài sản làm của chung, sống tình liên đới huynh đệ, cố gắng làm sao để trong cộng đoàn không ai phải thiếu thốn (Cv 4,32-35). Họ chia sẻ với đồng đạo những gì mình có, không vì khinh chê vật chất hay coi khinh các giá trị trần thế, nhưng để sống trọn vẹn tinh thần liên đới huynh đệ hầu bảo đảm cho mỗi thành viên những nhu cầu cần thiết. Làm sao có thể gọi là một cộng đoàn huynh đệ đúng nghĩa, nếu giữa các thành viên “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”?
Sự hiệp thông giữa các tín hữu đầu tiên không chỉ giới hạn trong cộng đoàn nhưng mở ra cho các giáo đoàn, bằng chứng là nhiều cuộc lạc quyên đã được tổ chức để giúp đỡ các giáo đoàn gặp khó khăn (x. 2 Cr 8,4; 9,13; 1 Cr 16,1; Cv 11,27-30).
Các tín hữu đầu tiên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thể hiện lý tưởng huynh đệ này. Họ thường xuyên phải đối phó với những khó khăn bên trong cũng như bên ngoài. Từ bên trong, các tín hữu phải cố gắng thoát khỏi áp lực của nhóm Kitô hữu bảo thủ gốc Do thái muốn trói ghì Kitô giáo trong vòng lễ giáo của Môisen và muốn duy trì nghi thức cắt bì bằng mọi giá, phải đối diện với các hiện tượng phe nhóm hay xung đột trong giáo đoàn như chuyện xích mích giữa nhóm Kitô hữu thiểu số gốc Hy Lạp với nhóm Kitô hữu gốc Do Thái khi các bà goá thuộc nhóm thiểu số bị bỏ rơi (x. Cv 6,1-6), cuộc xung đột giữa hai quan niệm về cứu độ hoặc tương quan giữa Tin mừng và Văn hoá (x. Gl 2,11-14), kiện tụng hay lên án lẫn nhau (1 Cr 6,1-20), gương mù gương xấu hay phân chia giai cấp (1 Cr 8,7-13;11,17-22).
Từ bên ngoài, các Kitô hữu luôn phải sống trong “tình trạng tử đạo” và phải đương đầu với sức tấn công ác liệt của ngoại giáo cũng như của Do Thái giáo. Nhiều tín hữu sống trong thái độ thường xuyên đợi chờ tử đạo. Họ quan niệm “máu của các vị tử đạo là hạt giống nẩy sinh các Kitô hữu.” Dẫu gặp nhiều khó khăn, các tín hữu đầu tiên vẫn cố gắng sống triệt để lý tưởng hiệp thông và huynh đệ của Tin Mừng. Vì thế, cộng đoàn này đã được giới thiệu như cộng đoàn lý tưởng cho tất cả cộng đoàn Kitô giáo ở mọi thời mọi nơi.
B. Phần hỏi-đáp
1- H. Vì ý gì các tín hữu đầu tiên góp tài sản làm của chung?
T. Các tín hữu đầu tiên góp tài sản làm của chung vì muốn sống trọn vẹn tinh thần liên đới huynh đệ, nhờ đó, không ai trong cộng đoàn phải thiếu thốn.
2- H. Phải chăng sự hiệp thông huynh đệ giữa các tín hữu đầu tiên chỉ giới hạn trong phạm vi cộng đoàn?
T. Sự hiệp thông huynh đệ giữa các tín hữu đầu tiên không chỉ giới hạn trong phạm vi cộng đoàn mà còn mở ra cho các cộng đoàn khác.
3- H. Các tín hữu đầu tiên gặp những khó khăn nào trong việc thể hiện lý tưởng huynh đệ này?
T. Các tín hữu đầu tiên gặp những khó khăn bên trong cũng như bên ngoài: từ bên trong như áp lực của nhóm Kitô hữu bảo thủ gốc Do thái, hiện tượng phe nhóm hay xung đột trong giáo đoàn; từ bên ngoài như sự tấn công ác liệt của ngoại giáo cũng như của Do Thái giáo.
4- H. Các tín hữu đầu tiên quan niệm thế nào khi gặp phải những khó khăn?
T. Các tín hữu đầu tiên quan niệm “máu của các vị tử đạo là hạt giống nẩy sinh các Kitô hữu.”
5- H. Các tín hữu đầu tiên đã sống thế nào trước những khó khăn?
T. Các tín hữu đầu tiên vẫn cố gắng sống triệt để lý tưởng hiệp thông và huynh đệ của Tin Mừng. Vì thế, cộng đoàn của họ được xem là cộng đoàn lý tưởng cho tất cả cộng đoàn Kitô giáo ở mọi nơi cũng như mọi thời.
C. Phần gợi ý trao đổi
1. Bạn lãnh hội được gì từ sự hiệp thông huynh đệ giữa các tín hữu đầu tiên?
2. Bạn lãnh hội được gì từ những khó khăn của cộng đoàn tín hữu đầu tiên?
3. Bạn lãnh hội được gì từ những cố gắng của các tín hữu đầu tiên trước những khó khăn?
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam