Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 6 (3): Tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân trong Giáo Hội
6.3 Tương quan giữa Kitô hữu giáo sĩ
Và Kitô hữu giáo dân trong Giáo Hội
A. Phần trình bày
Trước khi nói đến sự khác biệt trong đời sống và chức vụ giữa giáo sĩ và giáo dân, thiết tưởng phải nói đến sự bình đẳng giữa những người lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy trong Chúa Kitô. Về điểm này, Công Đồng Vaticanô II trong Hiến chế Tín lý về Giáo Hội viết: “Mọi chi thể có chung một phẩm giá được tái sinh trong Chúa Kitô, một ân huệ được làm con, một ơn gọi nên trọn lành; chỉ có một ơn cứu độ, một niềm hy vọng duy nhất và một đức ái không phân chia” (GH 32). Theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vì có chung phẩm giá, giáo dân là người đồng trách nhiệm với các thừa tác viên có chức thánh cũng như các tu sĩ trong sứ vụ của Giáo Hội. Tuy nhiên, nơi giáo dân, phẩm giá chung này có một thể thức khác, thể thức này phân biệt nhưng không tách biệt với linh mục và tu sĩ, mà nằm ngay trong tính cách trần thế là tính cách riêng và đặc thù của giáo dân (x. KTHGD 15).
Công Đồng trong Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân còn viết: “Các Giám mục, các cha sở, các linh mục dòng triều phải nhớ rằng quyền và bổn phận làm tông đồ là chung cho tất cả mọi tín hữu không phân biệt giáo sĩ hay giáo dân, và trong việc xây dựng Giáo Hội, giáo dân cũng có phần riêng của họ. Vì thế các ngài phải cùng với giáo dân làm việc trong Giáo Hội và cho Giáo Hội với tình huynh đệ, cũng như phải đặc biệt để tâm lo cho giáo dân trong khi họ làm việc tông đồ... Luôn trung thành với tinh thần và giáo lý của Giáo Hội, các ngài phải giúp cho giáo dân và hàng giáo phẩm có được những liên lạc thích đáng, phải ra sức nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng và tinh thần tông đồ nơi các đoàn thể công giáo đã được trao phó cho các ngài, và phải hiện diện trong các hoạt động của các đoàn thể đó bằng ý kiến khôn ngoan và cổ võ những sáng kiến của chúng. Qua các tiếp xúc thường xuyên với giáo dân, các ngài phải chú tâm tìm kiếm xem những hình thức nào đem lại kết quả hơn cho hoạt động tông đồ. Các ngài phải cổ võ tinh thần hiệp nhất ngay trong đoàn thể mình phụ trách cũng như giữa đoàn thể này với các đoàn thể bạn” (KTHGD 25).
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng kêu gọi các giáo sĩ: “Với ý thức chân chính về mối hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa, chúng ta nên mạnh dạn và nhanh chóng rời bỏ những cách hành sử “bao cấp” hay “quan liêu”, theo kiểu giáo sĩ cung ứng tất cả mọi sự, giáo dân phải lệ thuộc giáo sĩ, để xây dựng một Giáo Hội tham gia. Giáo Hội ấy, như thánh Phaolô mô tả, “không còn là Do Thái hay Hy Lạp” (1 Cr 3,28), nhưng chỉ là một trong đức tin, đức cậy, và đức mến, nhiệt tình trong một sứ mệnh duy nhất (Đề Cương 21).
B. Phần hỏi-đáp
1- H. Công Đồng Vaticanô II nói thế nào về sự bình đẳng giữa các Kitô hữu?
T. Theo Công Đồng Vaticanô II, “mọi chi thể đều có chung một phẩm giá được tái sinh trong Chúa Kitô, một ân huệ được làm con, một ơn gọi nên trọn lành; chỉ có một ơn cứu độ, một niềm hy vọng duy nhất và một đức ái không phân chia” (GH 32).
2- H. Dựa vào đâu mà Giáo Hội xác quyết giáo dân là người đồng trách nhiệm với các giáo sĩ và tu sĩ?
T. Giáo Hội xác quyết giáo dân là người đồng trách nhiệm với các giáo sĩ và tu sĩ dựa vào phẩm giá chung của các Kitô hữu.
3- H. Do đâu phẩm giá chung của các Kitô hữu, nơi giáo dân, có một thể thức khác với giáo sĩ và tu sĩ?
T. Phẩm giá chung của Kitô hữu, nơi giáo dân, có một thể thức khác với giáo sĩ và tu sĩ do tính cách trần thế là tính cách riêng và đặc thù của giáo dân.
4- H. Để cải thiện tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân, các giám mục Việt Nam kêu gọi những gì từ phía các giáo sĩ?
T. Các giám mục Việt Nam kêu gọi các giáo sĩ nên mạnh dạn và nhanh chóng rời bỏ những cách hành sử “bao cấp” hay “quan liêu”, theo kiểu giáo sĩ cung ứng tất cả mọi sự, giáo dân phải lệ thuộc giáo sĩ, để xây dựng một Giáo Hội Hiệp Thông.
5- H. Giáo dân cần phải làm gì để góp phần cải thiện tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân?
T. Giáo dân phải ý thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong Giáo Hội, đồng thời thực thi vai trò và nhiệm vụ ấy như những người đồng trách nhiệm với các linh mục và tu sĩ.
C. Gợi ý trao đổi
1. Sự bình đẳng giữa các Kitô hữu có mâu thuẫn với việc có các chức vụ khác nhau trong Giáo Hội không? Nếu không thì chúng hòa hợp với nhau như thế nào?
2. Giáo xứ của bạn là cộng đoàn, trong đó, linh mục chu cấp hết mọi sự hay mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm chung?
3. Theo bạn, giáo sĩ và giáo dân Việt Nam cần phải làm gì để đổi mới tương quan với nhau trong Giáo Hội?
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam