Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 7 (1): Xây dựng Giáo Hội tham gia
7.1 Xây dựng Giáo Hội tham gia
bằng cách khơi lên ý thức về Giáo Hội
và ý thức xây dựng Giáo Hội
A. Phần trình bày
Trong Tông huấn Kitô Hữu Giáo Dân, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tha thiết kêu gọi mọi người và từng người, linh mục cũng như giáo dân, duy trì không chút mệt mỏi ý thức về Giáo Hội trong tâm trí và trong đời sống của mình, nghĩa là nhận thức được ý nghĩa của việc là chi thể của Giáo Hội Chúa Kitô và là người được dự phần vào mầu nhiệm hiệp thông cũng như sự năng động của Giáo Hội trong việc tông đồ và truyền giáo.
Điều đặc biệt quan trọng là mọi Kitô hữu phải ý thức rằng qua bí tích Thánh Tẩy, họ đã nhận được một phẩm giá phi thường; đó là nhờ ân sủng, họ được kêu gọi làm con yêu dấu của Chúa Cha, làm chi thể được tháp nhập vào Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, và làm đền thờ sống động và thánh thiện của Chúa Thánh Thần. Một lần nữa, với lòng cảm động và biết ơn, chúng ta hãy nghe lại những lời của thánh sử Gioan: “Anh em hãy xem, Chúa Cha yêu thương ta dường nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con Thiên Chúa; thực sự chúng ta là thế” (1 Ga 3,1).
Một đàng sự sống mới mẻ Kitô giáo này đã được ban cho các chi thể của Giáo Hội, làm nền tảng cho việc tham dự vào các chức vụ tiên tri, tư tế và mục tử của Chúa Kitô cũng như cho ơn gọi nên thánh trong tình yêu, đàng khác sự sống ấy được diễn tả và thực hiện nơi giáo dân theo tính cách trần thế vốn là tính cách riêng biệt và đặc thù của họ.
Ý thức về Giáo Hội không chỉ tạo ra ý thức về phẩm giá chung của các Kitô hữu, nhưng còn mang lại cảm thức thuộc về mầu nhiệm Giáo Hội - Hiệp thông. Đây là khía cạnh căn bản và không thể chối cãi của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Đối với mọi người và từng người, lời nguyện xin tha thiết của Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly “xin cho chúng được nên một” (Ga 17,21) mỗi ngày phải trở nên chương trình sống và hoạt động có tính cách bó buộc và không thể chối cãi.
Cảm thức thực sự về sự hiệp thông trong Giáo Hội vốn là ân huệ của Chúa Thánh Thần thúc đẩy ta đáp trả cách tự do và quảng đại, sẽ nẩy sinh như hoa trái quý giá của nó, trong Giáo Hội “duy nhất và công giáo,” giá trị của sự đa dạng phong phú của ơn gọi, hoàn cảnh sống, đặc sủng, tác vụ, công việc và trách nhiệm, cũng như sự hợp tác rõ ràng và dứt khoát hơn của các nhóm, các hiệp hội và các phong trào giáo dân, trong việc chu toàn sứ vụ cứu độ chung của Giáo Hội. Sự hiệp thông này tự nó đã là dấu chỉ lớn lao đầu tiên về sự hiện diện của Đức Kitô Cứu Thế trong thế giới; đồng thời thúc đẩy hoạt động tông đồ và truyền giáo đích thực của Giáo Hội (KTHGD 64).
B. Phần hỏi -đáp
1- H. Trong Tông huấn Kitô Hữu Giáo Dân, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi chúng ta điều gì?
T. Trong Tông huấn Kitô Hữu Giáo Dân, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi các Kitô hữu luôn gìn giữ trong tâm trí và trong đời sống của mình, một ý thức về Giáo Hội.
2- H. Tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi chúng ta luôn ý thức về Giáo Hội?
T. Vì ý thức về Giáo Hội không những giúp chúng ta ý thức về phẩm giá chung của các Kitô hữu mà còn mang lại cho ta cảm thức thuộc về mầu nhiệm Giáo Hội – Hiệp Thông.
3- H. Ý thức về Giáo Hội giúp chúng ta ý thức thế nào về phẩm giá của mình?
T. Ý thức về Giáo Hội giúp chúng ta ý thức rằng nhờ ân sủng của bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được kêu gọi làm con yêu dấu của Chúa Cha, làm chi thể được tháp nhập vào Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, và làm đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần.
4- H. Ý thức về Giáo Hội còn mang lại cho chúng ta điều gì?
T. Ý thức về Giáo Hội còn mang lại cho chúng ta cảm thức thuộc về mầu nhiệm Giáo Hội – Hiệp Thông.
5- H. Cảm thức về sự hiệp thông trong Giáo Hội mang lại những hoa trái nào?
T. Cảm thức về sự hiệp thông trong Giáo Hội vừa mang lại giá trị của sự đa dạng phong phú của ơn gọi, hoàn cảnh sống, đặc sủng, tác vụ, công việc và trách nhiệm, vừa mang lại sự hợp tác rõ ràng và dứt khoát hơn của các nhóm, các hiệp hội và các phong trào giáo dân, trong việc chu toàn sứ vụ cứu độ chung của Giáo Hội.
C. Phần gợi ý trao đổi
1. Theo bạn, giáo xứ cần làm những gì để khơi dậy nơi các tín hữu ý thức về Giáo Hội và ý thức xây dựng Giáo Hội trong Năm Thánh này?
2. Có khi nào bạn cảm thấy mình thực sự thuộc về Giáo Hội không? Những khi nào và như thế nào? Hoặc có khi nào bạn cảm thấy xa lạ với cộng đoàn hoặc cộng đoàn trở nên xa lạ đối với bạn không? Những lúc ấy bạn làm gì để phục hồi và canh tân cảm thức về Giáo Hội?
3. Cảm thức về sự hiệp thông trong Giáo hội có giúp mọi người trong giáo xứ của bạn sống mầu nhiệm Giáo Hội cách mới mẻ, cụ thể là linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo xứ nhìn nhận và đón nhận nhau như anh chị em, cầu nguyện và chia sẻ lời Chúa, yêu thương và phục vụ trong sự đồng tâm nhất trí với nhau không? Nếu có thì như thế nào? Nếu không thì làm gì?
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam