Chân dung tự họa cuối cùng của Michelangelo?
WGPSG -- Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ và thi sĩ Ý đã có sức ảnh hưởng mãnh liệt đến nền tảng Mĩ Thuật Phương Tây sau này. Cùng với Leonardo da Vinci, ông đã tạo ra giá trị rực rỡ cho thời kỳ Phục Hưng Đỉnh Cao. Sau đây là một khám phá đặc biệt trên một bức tranh của ông:
Sau cuộc phục chế kéo dài 5 năm các chuyên gia đã phát hiện chân dung tự họa của danh họa bậc thầy thời Phục hưng Michelangelo (1475-1564) trong bức tranh cuối cùng của ông – The Crucifion of Saint Peter – tại nhà nguyện Pauline của Vatican. Ngày 4/7 Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chính thức khánh thành nhà nguyện mới được phục chế bằng một buổi lễ cầu nguyện.
Ông Mauizio De Luca, Trưởng ban phục chế tranh của Tòa thánh Vatican, cho biết phát hiện này, có thể là bức chân dung rõ ràng duy nhất của Michelangelo còn tồn tại đến nay, "vô cùng lạ thường và ấn tượng". Đáng lưu ý là tấm chân dung đó lại hiện diện trong bức tranh cuối cùng của nghệ sĩ, vào thời điểm ông đã từ bỏ hội họa để cống hiến hết mình cho điêu khắc và kiến trúc.
Trên góc trái bức The Crucifixion of St Peter gương mặt của Michelangelo
Chúng cứ của phát hiện này bắt đầu nổi lên trong một cuộc phục chế hai bức The Crucifion of Saint Peter và Conversion of Saint Paul được thực hiện từ năm 2004. Cho tới lúc đó không có chuyên gia nào để ý ai là nhân vật ở góc trái phía trên của tác phẩm. Nhưng sau 5 năm tiến hành cuộc phục chế tốn kém 3,2 triệu euro (4,5 triệu USD) với sự đóng góp của Anh, Mỹ và Ireland, các học giả bắt đầu tự hỏi liệu chân dung đó có phải là của chính tác giả. Không chần chừ thêm nữa, họ so sánh các nét trên gương mặt trong bức tranh với các chân dung Michelangelo do nhiều nghệ sĩ khác vẽ và đã có một kết quả khả quan.
Ông De Luca cho biết sau nhiều tháng nghiên cứu và thảo luận với một số chuyên gia nghệ thuật hàng đầu thế giới, ông tin rằng chính Michelangelo đã tự vẽ mình trong bức tranh hoành tráng được thực hiện rất lâu, từ năm 1542 đến năm 1550.
Nhân vật mang gương mặt Michelangelo là một trong ba kỵ sĩ trong tranh. Michelangelo đội chiếc khăn xếp màu xanh da trời. Ông De Luca nói rằng xúc cảm mãnh liệt thể hiện trên gương mặt của nhân vật trong tranh cùng với những điểm tương đồng về cách ăn mặc và nét mặt của Michelangelo do các họa sĩ cùng thời khắc họa khiến ông thấy mình kết luận đúng. "Bàn bạc với các chuyên gia như Cristina Acidini và Giorgio Bonsanti của trường ĐHTH Florence, tôi chắc rằng hình ảnh đó chính là chân dung Michelangelo", De Luca nói, mặc dù ông biết rằng phát hiện của mình chưa được số đông đồng tình.
Bức The Crucifixion of St Peter trong nhà nguyện Pauline
Michelangelo vẽ tranh trong nhà nguyện Pauline theo ý muốn của Giáo hoàng Paul III. Khi đó danh họa vừa hoàn thành tác phẩm The Last Judgment trong nhà nguyện Sistine và ông đã 75 tuổi. Đó là những bức tranh cuối cùng của ông. "Sau các bức bích họa trong nhà nguyện Pauline, ông không vẽ tranh nữa mà dành toàn bộ thời gian cho điêu khắc và kiến trúc", ông De Luca cho biết.
Nhà nguyện này, nổi tiếng với tên gọi Cappella Paolina, cho đến nay chỉ dành cho Giáo hoàng và những người thân cận nhất, không mở cửa cho công chúng. Trong nhà nguyện có hai bức bích họa của Michelangelo là The Crucifion of Saint Peter và Conversion of Saint Paul.
Đây không phải là lần đầu tiên danh họa bậc thày Italia đưa chân dung mình vào tranh. Michelangelo từng vẽ một chân dung tự họa rất dễ nhận thấy trong họa phẩm The Last Judgment ở nhà nguyện Sistine (vẽ từ năm 1534 đến năm 1541). Trong bức tranh này gương mặt ông xuất hiện trong hình ảnh Thánh Bartholomew.
Lê Hiếu sưu tầm
bài liên quan mới nhất
- Sự thật về nguồn gốc bức hình “Đức Mẹ Việt Nam” của cố họa sĩ Nam Phong (1917 - 1994)
-
Đại lễ 'Lòng Chúa Thương Xót' và bức tranh 'Tôma cứng lòng' -
Người ta nghĩ Da Vinci sai, nhưng khoa học chứng minh là ông đúng -
Triển lãm Mỹ Thuật “Máng Cỏ Nhân Sinh” 2014 -
Cảm mến tình yêu nghệ thuật “Về Nguồn” -
Triển lãm Tranh, Tượng mỹ thuật với chủ đề: Lời ngỏ tình yêu -
Triển Lãm Mỹ Thuật Tôn Giáo & Nhân Văn 5 Năm Nhìn Lại -
Ánh Sáng – Lửa Tin Yêu Trong Gió -
Khai mạc triển lãm Tranh, Ảnh Tượng "Ánh sáng, lửa tin yêu trong gió" -
“Hành trình Emmaus” trong hội họa
bài liên quan đọc nhiều
- Người ta nghĩ Da Vinci sai, nhưng khoa học chứng minh là ông đúng
-
Chuyện lạ từ Bích họa Bữa Tiệc Ly và Danh họa Leonardo Da Vinci -
Lịch sử hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại tại Việt Nam -
Đại lễ 'Lòng Chúa Thương Xót' và bức tranh 'Tôma cứng lòng' -
Sự thật về nguồn gốc bức hình “Đức Mẹ Việt Nam” của cố họa sĩ Nam Phong (1917 - 1994) -
“Hành trình Emmaus” trong hội họa -
Họa sĩ Lê Văn Đệ: người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam -
Người đầu tiên khai phá tranh Mỹ thuật Sơn mài Việt Nam -
CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA VÀ ĐIÊU KHẮC TRONG TRIỂN LÃM "DẤU ẤN ĐỨC TIN II" -
Hoạ sĩ Kim Long và cõi tâm linh