Đức Phaolô VI: con người của cầu nguyện và truyền giáo
VATICĂNG: Chiều hôm 6-8-2009 nhân kỷ niệm 31 năm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời, Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám quản quốc gia thành phố Vaticăng, đã chủ sự thánh lễ cử hành trong đền thờ Thánh Phêrô. Ngài đề cao gương mặt của Đức Phaolô VI như con người của đời cầu nguyện và các sáng kiến truyền giáo mới.
Đức Hồng Y nói Đức Cha Pasquale Macchi, Bí thư của Đức Phaolô VI cho biết: ”Ngày sống của Đức Phaolô VI kết thúc với giờ cầu nguyện trong đêm khuya. Ngài qùy một mình trên nền nhà nguyện tắt đèn”. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp diễn tả toàn cuộc sống của Đức Phaolô VI. Nó giống hình ảnh Đức Giáo Hoàng Onorio III bé nhỏ qùy hôn chân Chúa Cứu Thế trong bức khảm đá mầu đền thờ thánh Phaolô ngoại thành. Hồi năm 1955 khi về nhận chức Tổng Giám Mục Milano người đã qùy hôn đất giáo phận. Năm 1964 khi hành hương Thánh Địa người đã qùy hôn đá tảng nơi Chúa Kitô đặt thánh Phêrô làm thủ lãnh đoàn Tông Đồ, và hôn đá tảng của Vườn Cây Dầu nơi Chúa Kitô cầu nguyện và hấp hối. Năm 1975 người qùy xuống hôn chân Đức Thượng Phụ Melitone trong nhà nguyện Sistina. Tất cả các cử chỉ đó cho thấy Đức Phaolô VI ước muốn trở thành bé nhỏ, tan biến đi để nhường chỗ cho Chúa Giêsu trong Giáo Hội và trên thế giới.
Đức Phaolô VI cũng là con người có trái tim truyền giáo. Có lẽ người đã chọn tên Phaolô để diễn tả điều thánh Phaolô đã nói: ”Đối với tôi rao giảng Tin Mừng là một bổn phận” (1 Cr 9,16). Đó là điều người đã nói lên trong thánh lễ cử hành trước 2 triệu tín hữu tại Quezon trong chuyến công du mục vụ tại Phi Luật Tân năm 1970. Khi đến phi trường Manila người đã bị một người điên đấm và dùng giao đâm vào ngực, nhưng Đức Phaolô VI vẫn tiếp tục chuyến viếng thăm.
Tiếp tục bài giảng Đức Hồng Y Comastri đã gợi lại tinh thần hăng say và các sáng kíến truyền giáo của Đức Phaolô VI khi còn làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và lúc trở thành Tổng Giám Mục Milano. Năm 1957 người đã tổ chức chiến dịch truyền giáo 3 tuần cho tổng giáo phận và huy động 1.288 vị thuyết giảng gồm 24 Giám Mục, 600 linh mục, 597 tu sĩ, 65 chủng sinh và nhiều giáo dân, với mục đích đem lời Chúa đến cho mọi người gần xa. Ba năm trước khi qua đời người đã công bố Tông Huấn ”Loan báo Tin Mừng”. Những việc người làm, các giáo huấn và tư tưởng của người đều chứng minh cho thấy Đức Phaolô VI là một vị chủ chăn có con tim truyền giáo. Giáo Hội nảy sinh từ lời loan bao Tin Mừng của Chúa Kitô và lớn lên nhờ công việc loan báo Tin Vui. Đức Phaolo VI đã không ngừng khuyến khích mọi người truyền giáo bằng chính đời sống chứng tá sống động của mình. Mẹ Terexa Calcutta, người đã được Đức Phaolô VI rất thương mến và tặng chiếc xe dùng trong chuyến công du Ấn Độ năm 1964, cũng có các lời tương tự như các lời của Đức Phaolô VI: ”Chúng ta hãy nhớ kỹ rằng cuộc sống của chúng ta nói mạnh mẽ hơn là các lời của chúng ta. Nếu cuộc sống của chúng ta nghịch lại với các lời nói, thì người ta sẽ nghe cuộc sống chứ không nghe lời chúng ta nói”.
Và Đức Hồng Y Angelo Comastri cầu mong qua lời cầu bầu của Đức Phaolô VI cuộc sống của mỗi người phản ánh một cách trung thực Lời loan báo (SD 6-8-2009).
Linh Tiến Khải
bài liên quan mới nhất
- François Pallu: vị Thừa sai nhiệt thành thánh thiện
-
"Hãy theo Thầy": Trở về với đức tin nhờ các vị Giáo Hoàng đương đại -
Quà tặng cuối cùng của cha Carlo Gnocchi -
Hạnh Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự, tử đạo ngày 05 tháng 9 năm 1838 -
Cha cố GB Đoàn Vĩnh Phúc: “Nên mọi sự cho mọi người” -
Ngôi làng hy vọng -
Thánh Giuse Đặng Đình Viên, tử đạo ngày 21 tháng 8 năm 1838 -
Những nơi tử đạo và các chứng nhân cho niềm tin -
Hạnh Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm, tử đạo ngày 12 tháng 8 năm 1838 -
Hạnh Thánh Đaminh Nguyễn Văn Hạnh, tử đạo ngày 01 tháng 8 năm 1838
bài liên quan đọc nhiều
- "Hãy theo Thầy": Trở về với đức tin nhờ các vị Giáo Hoàng đương đại
-
Phong thánh: Chỉ cần một phép lạ thôi -
Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II sống GH Mầu nhiệm, Hiệp thông, Sứ vụ -
Đời sống tâm linh của Đức Gioan Phaolô II -
Đức Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng của giới trẻ -
Quà tặng cuối cùng của cha Carlo Gnocchi -
Hạnh Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự, tử đạo ngày 05 tháng 9 năm 1838 -
Hạnh Thánh Vinhsơn Đỗ Yến, tử đạo ngày 30/06/1838 -
Hạnh Thánh Phanxicô Đỗ Văn Chiểu, tử đạo ngày 26/06/1838 -
Những nơi tử đạo và các chứng nhân cho niềm tin