Giáo xứ Vĩnh Hòa: Hành hương Thánh Andre Phú Yên
Phú Yên dải đất thuộc Trung phần Việt Nam, một miền đất nắng và gió, cùng những con người Xứ Nẩu chân chất, lam lũ, nhưng chan chứa tình người. Phú Yên cũng có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nao lòng người, những bờ biển dài xanh ngắt một màu. Với người tín hữu Công Giáo Việt Nam, Phú Yên sở hữu 2 báu vật lớn mang đậm giá trị Đức tin đó là nơi sinh trưởng của Chân Phước Andre Phú Yên, và là nơi lưu giữ bộ chữ Quốc Ngữ hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam. Riêng với các anh chị GLV –HT Gx Vĩnh Hòa, Chân Phước Andre Phú Yên còn là Quan thầy của giới giáo lý viên, nên đây cũng là một dịp để các anh chị được về nguồn, tìm hiểu về các hoa trái tươi tốt của vị Chân Phước trẻ tuổi này cũng như tìm hiểu về văn hóa, tập quán người dân Xứ Nẩu.
Hành trình kéo dài 3 ngày 3 đêm từ thứ Năm 25.07.2019 đến Chúa Nhật 28.07.2019. Bắt đầu vào 20g00 ngày 25.07.2019, Đoàn gồm 33 ACE GLV-HT và các AC trong Ban Trợ tá với quãng đường dài 502 km và hơn 10g đồng hồ qua các tỉnh Đồng Nai, Long Khánh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nha Trang và điểm đến Tuy Hòa, Phú Yên.
Sau khi chinh phục quãng đường dài xuyên đêm, Đoàn đến thành phố Tuy Hòa lúc 08g00 sáng ngày 25.07.2019 và dùng điểm tâm sang; sau khi ăn sáng, Đoàn tham quan điểm đến đầu tiên là nhà thờ Mằng Lăng thuộc phường An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, ngôi nhà thờ cổ với bề dày lịch sử hơn 120 năm, được xây dựng vào năm 1892. Nơi đây là nơi sinh trưởng của Chân Phước Andrê Phú Yên, một vị GLV tử đạo rất trẻ trong hàng ngũ các anh hùng tử đạo Việt Nam sinh năm 1644 gần trị sở Dinh Trấn Biên, nay thuộc thôn Hội Phú, xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, Ngài là con út của một người phụ nữ mộ đạo Tên Thánh là Gioanna. Ngày 26 tháng 07 năm 1644 Ngài bị tuyên án tử chém đầu. Tương truyền Ngài bị đâm thâu nhiều nhát xuyên cạnh sườn rồi bị chém đầu sau đó. Ngày 15 tháng 8 năm 1644 Cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) mang thi hài Ngài đến Macau và an táng trong nhà thờ Thánh Phaolo, riêng thủ cấp của Ngài (Hộp sọ) được Cha Alexandre de Rhodes cất giữ mang về nhà Bề trên Tổng quyền tại Rome. Trong khuông viên rộng 5000 m2 có một ngọn núi nhân tạo, nơi đây trưng bày các Thánh tích của Chân Phước Andrê Phú Yên, Linh đài Chân Phước Andrê Phú Yên, lịch sử hình thành Nhà thờ Mằng Lăng và là nơi cất giữ cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt, đây là quyển “Phép giảng Tám ngày” của Cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), người có công trong việc hoàn chỉnh hệ thống chữ Quốc ngữ cho dân tộc Việt Nam được hưởng dùng như ngày hôm nay, quyển sách này được in năm 1651 tại Rome, đây cũng là dịp để mỗi người Công Giáo tự hào về những đóng góp của mình cho sự phát triển của Dân Tộc Việt Nam qua hệ thống chữ Quốc ngữ hiện đại nhưng thuần túy đậm các giá trị văn hóa Dân Tộc.
Hôm nay 26.07 cũng là ngày kính Chân Phước Andre Phú Yên, một Thánh lễ thật sốt sắng được tổ chức tại Nhà thờ Mằng Lăng, Đoàn đồng tế gồm 4 linh mục mang phẩm phục đỏ, màu tử đạo đã dâng lời tạ ơn Chúa và nguyện cầu cùng Chân Phước Andre Phú Yên hộ phù Giáo hội Công Giáo Việt Nam được hiệp nhất phát triển, cho Đức tin của các tín hữu được bền vững, sắt son, trung thành theo Chúa Kitô như các vị để xứng đáng với sự hy sinh của cha ông trong việc gìn giữ, lưu truyền đức tin Công giáo.
Sau khi tham quan, tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm tại Nhà thờ Mằng Lăng, Đoàn tiếp tục di chuyển 5km nữa hướng về danh thắng Gành Đá Đĩa, một địa danh tự nhiên nổi tiếng của Phú Yên, đây là một hệ thống các bậc đá, khối đá tự nhiên xếp chồng với các hình thù như những chiếc đĩa, được hình thành bởi các đợt phun trào núi lửa từ hơn 200 triệu năm trước tại vùng Cao nguyên Vân Hòa, nham thạch phun trào theo dòng nước biển khi đụng phải nước biển lạnh cùng hiện tượng dị ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng rạn nứt theo mạch dọc tạo thành những khối đá với các hình thù khác nhau. Từ trên cao, Gềnh Đá Đĩa như 1 tổ ong khổng lồ, đen bóng, gồ ghề hoặc như những chiếc đĩa xếp chồng, lổm nhổm. Nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp nên thơ, trữ tình, hài hòa non nước.
Sau khi đã tham quan hai danh thắng nổi tiếng của Phú Yên Đoàn dùng cơm trưa tại Đầm Ô Loan với các sản vật địa phương, tiếp thêm năng lượng cho hành trình dài phía trước. Từ Đầm Ô Loan Đoàn khởi hành về khách sạn Long Beach Phú Yên một khách sạn 3 sao, tọa lạc tại đường Độc Lập, Tp. Tuy Hòa, Phú Yên.
16g00 Đoàn tắm biển và tham gia các hoạt động, các trò chơi Team Buiding, hòa mình trong dòng nước biển xanh ngắt một màu, nắng biển và cát trắng, cả một bờ biển rộn vang tiếng cười của các ACE GLV và các anh chị Ban Trợ tá, ai nấy đều háo hức, đều rất nhiệt trong các trò chơi, mọi người làm lan tỏa niềm vui đến với cả những người địa phương xung quanh. Sau khi tắm biển, Đoàn dùng cơm tối và đọc kinh tối, niềm vui nối tiếp niềm vui, Đoàn tiếp tục các hoạt động ban tối bên bờ biển, đây cũng là dịp để mọi người ngồi lại bên nhau, chia sẻ những kế hoạch, những ý tưởng, những câu chuyện vui. Có lẽ ai cũng có câu chuyện của mình nên quên mất thời gian và không gian, cứ rôm rả với nhau không biết đến nửa khuya khi nào. Vậy là ngày đầu tiên với một hành trình dài kết thúc, phải nạp lại năng lượng bằng một giấc ngủ dài để cho các ngày tiếp theo.
Bình minh đầu tiên, Đoàn đón tại Phú Yên thật sớm, 05g00 sáng cả gian phòng tràn ngập ánh nắng ngày mới, ai nấy đều háo hức thức dậy và dùng Buffet sáng tại nhà hàng. Nghe nói hôm nay Đoàn đến 2 điểm tham quan cũng hấp dẫn là Cao nguyên Vân Hòa, và di tích Tháp Nhạn trên đỉnh Núi Nhạn.
Đúng 08g00, Đoàn bắt đầu quãng đường kéo dài hơn 1g30 phút đến với Cao nguyên Vân Hòa, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Ê Đê, và nằm cao trên 400m so với mực nước biển, dọc đường đi có các hàng quán bán dưa lưới, dưa gang của Phú Yên, nghe đâu ngọt và ngon lắm, Đoàn cũng tranh thủ mua về cho mình, người thân 5, 6 trái dưa vì giá khá rẻ 15k cho 2kg dưa, mà quả thật ngon và rất ngọt, giải nhiệt trưa hè nắng nóng.
Sau khi tham quan Cao nguyên Vân Hòa, Đoàn tham quan Tháp Nhạn còn gọi là Tháp Kơ Hmeng Ko là di tích của người Chăm Pa cổ được xây dựng vào thế kỷ thứ 12. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao, càng nhỏ lại, tháp cao 23,5 m. Từ chân tháp, có thể nhìn xuống toàn Thành phố Tuy Hòa, Phú Yên với các danh thắng, song Đà Rằng. Hiện Tháp vẫn đang dùng để thờ tự Thiên Y Thánh Mẫu Y A Na, người được tôn thờ là Mẹ xứ sở của người Chăm Pa.
Đoàn kết thúc hành trình tham quan với giờ cơm trưa và giờ nghỉ ngơi tại khách sạn. Đến 05g00 chiều Đoàn tham dự Thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Tuy Hòa, sau Thánh lễ Đoàn được vinh dự chụp hình với cha chánh xứ nhà thờ Tuy Hòa, Cha cũng vui và bất ngờ chúc bình an khi có Đoàn từ giáo xứ Vĩnh Hòa Saigon đến tham quan và tham dự Thánh lễ, Thánh lễ kết thúc với một cơn mưa hồng ân, cơn mưa nặng hạt, như trút nước, xoa dịu cái nắng nóng của Phú Yên, tuy nhiên, cơn mưa đã làm ngập một số tuyến đường, và cơn mưa cũng làm lòng người nên tươi mát, nên tối hôm đó, ai cũng ăn ngon khi dùng cơm tối. Vậy là ngày thứ hai trong hành trình khám phá Phú Yên cũng khép lại.
Ngày thứ ba trong hành trình 27.07.2019, ngày cuối cùng trong hành trình khám phá Phú Yên, hôm này Đoàn được tham quan Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh), nơi cực Đông của Tổ Quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên của Việt Nam, dọc tuyến đường Đoàn được nhìn thấy Núi Đá Bia, một tảng đá rất lớn sừng sững đứng trên đỉnh núi, thách thức luật hấp dẫn của trái đất, Núi Đá Bia, ở vị trí nào của Phú Yên đều nhìn thấy được, đó cũng là điểm nhận biết cho tàu thuyền ra vào khi đến Phú Yên. Điểm đến Mũi Điện với Ngọn Hải Đăng và cột mốc đánh dấu vị trí cực Đông của Tổ quốc. Đoàn chinh phục đoạn đường bộ dài hơn 1,5 km để đến được Ngọn Hải Đăng Mũi Điện, một trong 3 ngọn hải đăng cổ của Việt Nam sau hải đăng Kê Gà, hải đăng Vũng Tàu. Ngọn hải đăng Phú Yên được xây dựng từ thời Pháp 1890 là một tháp cao 26,5m, cao hơn 110m so với mực nước biển, tín hiệu ánh sáng đi xa hơn 27 hải lý. Đây cũng là điểm tham quan checkin hấp dẫn của Phú Yên, bởi cảnh vật nơi đây còn khá hoang sơ, một bên là biển xanh, một bên là Núi Đá bia, tạo nên một khung cảnh hài hoà, lãng mạng làm nao lòng lữ khách.
Đoàn còn được tham quan cột mốc Tọa độ, nơi đánh dấu điểm cực Đông của Tổ quốc, nơi này là một mõm đá nhô ra, là điểm xa nhất phía Đông trên bản đồ nước Việt Nam. Sau khi chinh phục điểm đến cuối cùng trong hành trình là Mũi Điện, Đoàn khởi hành về Saigon qua các cung đường biển xinh đẹp của Phú Yên, qua Vịnh Vũng Rô, Hầm Đèo Cả, Ninh Hòa, Khánh Hòa và Nha Trang. Tiếp tục hành trình dài hơn 400km.
Đoàn kết thúc hành trình Saigon – Phú Yên 3 ngày 2 đêm cũng gần quá khuya tốt đẹp trong bình an của Chúa. Ai nấy đều phấn khởi và tràn đầy niềm vui trong suốt 3 ngày bên nhau. Đoàn dâng lời tạ ơn Chúa và cầu xin sự hiệp nhất, sức khỏe, để tiếp tục phục vụ giáo xứ và Đoàn thiếu nhi Thánh Thể tất cả vì sáng Danh Chúa và lợi ích các linh hồn. Đoàn cũng cầu xin Chúa tiếp tục đồng hành, yêu thương mỗi người để công việc của mọi người được thành công, tốt đẹp, và để có thêm nhiều chuyến đi mới cùng nhau. Đoàn hẹn nhau năm 2020 sẽ lại tiếp tục bên nhau, gia tăng thêm quân số, để chinh phục những điểm đến mới. Hành trình này kết thúc, hành trình mới sẽ mở ra với nhiều ý tưởng, kế hoạch, dự tính, xin an bài trong tay Chúa quan phòng để từ khởi sự đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa ân ban.
bài liên quan mới nhất
- Giáo xứ Phú Bình: Gia đình nên thánh theo gương Thánh Gia
-
Giáo xứ Hoàng Mai: Thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh ngày 25-12-2021 -
Giáo xứ Tân Phú Hòa: Đại lễ Chúa Giáng Sinh 2021 -
Giáo xứ Tân Phú: Mừng lễ vọng Chúa Giáng Sinh năm 2021 -
Giáo xứ Tân Việt: Thánh lễ đêm Giáng Sinh 2021 -
Giáo xứ Thăng Long: Mừng bổn mạng giáo xứ - Lễ Thánh Gia 26.12.2021 -
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Thánh lễ kỷ niệm Hôn phối ngày 26.12.2021 -
Giáo xứ Phú Hòa: Lễ Thánh Gia Thất 2021 - Kỷ niệm hôn phối -
Giáo xứ Tân Phú: Lễ Thánh Gia và kỷ niệm Hôn Phối - ngày 26-12-2021 -
Giáo xứ Tân Chí Linh: Lễ Thánh Gia Thất kỷ niệm Hôn phối 2021
bài liên quan đọc nhiều
- Thánh lễ mừng Thượng Thọ Bát Tuần linh mục Gioan Baotixita Võ Văn Ánh
-
Thánh lễ an táng linh mục Phêrô Nguyễn Văn Bắc ngày 14-1-2021 -
Gx. Tân Phước: Một điển hình tiên tiến -
Giáo xứ Vinh Sơn: Lễ Giỗ mãn tang Đức cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống -
Thánh lễ Tạ ơn của tân linh mục Phêrô Nguyễn Đức Trọng -
Thánh lễ an táng cha cố Phêrô Nguyễn Văn Nhuận -
Cáo phó: Thân mẫu của Lm Phêrô Đỗ Duy Khánh qua đời 9-8-2021 -
Giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê: giờ lễ trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Giáo xứ Thủ Đức: Thánh lễ An táng Bà cố Maria Huỳnh Thị Sương -
Thánh đường im vắng tiếng chuông