Gx. Trung Mỹ Tây: Chờ ngày mai Phục sinh
WGPSG -- Vào lúc 16g30 ngày 02-11-2011 ngày lễ cầu cho các đẳng linh hồn, toàn thể cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Trung Mỹ Tây và những người có thân nhân an nghỉ nơi đất thánh giáo xứ đã tề tựu đông đảo để dâng lễ cầu nguyện cho những người đã khuất.
Thánh lễ do cha xứ Giuse Nguyễn Đức Trí chủ tế. Cha phụ tá Gioan Baotixita Đào Quốc Chung, cha Giuse Đặng Chí Lĩnh (cha giáo Trung tâm Mục vụ) và cha Đaminh Lê Văn Đức (dòng Ngôi Lời) cùng đồng tế với cha xứ Giuse.
Đúng 17g00 cha xứ Giuse cử hành nghi thức làm phép bàn thờ và tượng đài Chúa khải hoàn cùng cây nến phục sinh mới được xây dựng tại đất thánh. Sau nghi thức làm phép.
Trước thánh lễ cha xứ Giuse nêu lên ý nghĩa cộng đoàn tề tựu nơi chờ ngày phục sinh này. Theo sách Mêcabêô, ông Giuđa Mêcabêô, người anh dũng, đã đi quyên góp và gửi mười hai ngàn quan tiền về Giêrusalem để dâng của lễ cầu xin Chúa xá tội cho những người đã chết. Thật là việc làm rất tốt và cao quý, do lòng tin tưởng ở sự sống lại. Hơn nữa ông tin rằng: Những người đạo hạnh khi chết sẽ được Thiên Chúa thương rất nhiều. Nên cầu nguyện cho những người đã khuất để họ được sạch mọi tội lỗi là một việc lành và có giá trị cứu thoát.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha Giuse Đặng Chí Lĩnh cho cộng đoàn biết: từ xa xưa con người đã có tập tục tưởng nhớ đến người quá cố. Những tín hữu Công giáo còn để lại những kinh cầu nguyện cho người quá cố từ thế kỷ thứ 02, sau Chúa giáng sinh. Thánh lễ Misa cầu nguyện cho người quá cố là cách thế hữu hiệu nhất của việc đạo đức này. Theo giáo lý Công giáo, trong mỗi thánh lễ Misa, ơn cứu độ qua sự hy sinh chịu chết của Chúa Giêsu trên thánh giá luôn hiện diện, và có giá trị tha thứ tội lỗi cho các linh hồn, và nhờ thế họ tìm được sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa.
Người Công giáo vào ngày này không chỉ dọn dẹp trang hoàng nấm mồ người quá cố cho sạch sẽ gọn gàng, nhưng họ còn thắp ngọn nến trên đó. Ngọn nến đó là hình ảnh ánh sáng cây nến rửa tội người quá cố khi xưa đã lãnh nhận hằng soi chiếu trên phần mộ của họ. Cây nến lớn sau tượng Chúa khải hoàn được thiết kế trong đất thánh này cũng không ngoài mục đích trên: mỗi người Kitô hữu có ánh sáng Chúa Kitô thì sau này cũng sẽ phục sinh như Ngài.
Lịch sử việc cầu nguyện cho người quá cố bắt đầu vào thế kỷ thứ 7, cha dòng Isidor thành Sevilla trong ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho những người quá cố.
Năm 998 cha Odio, tu viện trưởng của nhà Dòng thành Cluny, Pháp đã ấn định ngày 02 tháng 11 hằng năm cầu cho các linh hồn trong tu viện.
Tập tục này được lan truyền rộng rãi vào thế kỷ thứ 11. Nhưng ở thành Rôma mãi đến năm 1311 lễ này mới được cử hành. Đức Thánh Cha Bênêdictô 14, năm 1748 đã cho phép linh mục được dâng 03 thánh lễ trong ngày cầu nguyện cho người quá cố.
Kết thúc thánh lễ, sau khi đã đọc kinh để cầu nguyện cho các linh hồn, quý cha đến xá nhang nơi phần mộ cha cố tiền nhiệm Giuse Đỗ Trọng Tấn.
bài liên quan mới nhất
- Giáo xứ Phú Bình: Gia đình nên thánh theo gương Thánh Gia
-
Giáo xứ Hoàng Mai: Thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh ngày 25-12-2021 -
Giáo xứ Tân Phú Hòa: Đại lễ Chúa Giáng Sinh 2021 -
Giáo xứ Tân Phú: Mừng lễ vọng Chúa Giáng Sinh năm 2021 -
Giáo xứ Tân Việt: Thánh lễ đêm Giáng Sinh 2021 -
Giáo xứ Thăng Long: Mừng bổn mạng giáo xứ - Lễ Thánh Gia 26.12.2021 -
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Thánh lễ kỷ niệm Hôn phối ngày 26.12.2021 -
Giáo xứ Phú Hòa: Lễ Thánh Gia Thất 2021 - Kỷ niệm hôn phối -
Giáo xứ Tân Phú: Lễ Thánh Gia và kỷ niệm Hôn Phối - ngày 26-12-2021 -
Giáo xứ Tân Chí Linh: Lễ Thánh Gia Thất kỷ niệm Hôn phối 2021
bài liên quan đọc nhiều
- Thánh lễ mừng Thượng Thọ Bát Tuần linh mục Gioan Baotixita Võ Văn Ánh
-
Thánh lễ an táng linh mục Phêrô Nguyễn Văn Bắc ngày 14-1-2021 -
Gx. Tân Phước: Một điển hình tiên tiến -
Giáo xứ Vinh Sơn: Lễ Giỗ mãn tang Đức cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống -
Thánh lễ Tạ ơn của tân linh mục Phêrô Nguyễn Đức Trọng -
Thánh lễ an táng cha cố Phêrô Nguyễn Văn Nhuận -
Cáo phó: Thân mẫu của Lm Phêrô Đỗ Duy Khánh qua đời 9-8-2021 -
Giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê: giờ lễ trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Giáo xứ Thủ Đức: Thánh lễ An táng Bà cố Maria Huỳnh Thị Sương -
Thánh đường im vắng tiếng chuông