Nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ Michelangelo (1475-1564)
Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ và thi sĩ Ý đã có sức ảnh hưởng mãnh liệt đến nền tảng Mĩ Thuật Phương Tây sau này. Cùng với Leonardo da Vinci, ông đã tạo ra giá trị rực rỡ cho thời kỳ Phục Hưng Đỉnh Cao.
Michelangelo tự coi là một người con của thành Florence hào hoa, cho dù ông được sinh ra vào ngày 6-3-1475 tại một khu làng nhỏ của vùng Caprese, gần kề thủ phủ Arezzo. Ông đã có một ràng buộc chặt chẽ với thành phố quê hương, với nền tảng mĩ thuật, văn hoá của thành phố Florence trong suốt cuộc đời mình. Tuổi thanh xuân của ông trôi qua phần lớn tại thành Rome khi làm việc cho các Giáo Hoàng nhưng một tâm niệm luôn day dẳng trong ông là nếu chết thì mong được chôn cất tại Florence. Và tâm nguyện đó đã được hiện thực hoá, ông đã vĩnh viễn siêu thoát trong một khu tưởng niệm tại nhà thờ Santa Croce.
Thân phụ của ông tên là Ludovico Buonarroti Simoni, một quan chức của thành Florence có quan hệ với chính quyền của gia đình Medici, đã gửi gắm cậu con trai 13 tuổi của mình vào xưởng vẽ của hoạ sĩ Domenico Ghirlandaio. 2 năm sau, Michelangelo theo học tại trường đào tạo điêu khắc đặt tại gia viên nhà Medici và không lâu sau ông được mời đến khu biêt thự Tráng Lệ của ngài Lorenzo de Medici. Tại đây ông có cơ hội được làm quen với con cháu nhà Medici, những người sau đó trở thành Giáo Hoàng Leo X và Clement VII. ông cũng trở thành bạn thân của nhà Nhân Chủng học Marsilio Ficino và thi sĩ Angelo Poliziano.
Michelangelo đã sáng tác ít nhất 2 tác phẩm điêu khắc vào thời gian này, khi ông mới 16 tuổi, đó là tác phẩm: The Battle of the Centaurs (Cuộc chiến của các Nhân Mã), và The Madonna of the Stairs (Đức Mẹ trên cầu thang, 1489-92, Casa Buonarroti, Florence), và 2 tác phẩm này đều thể hiện thành công phong cách cá nhân của ông trong những năm trẻ tuổi.
Lorenzo, nhà bảo trợ của ông, mất vào năm 1492, chỉ 2 năm sau ngày Michelangelo từ giã thành Florence khi gia đình Medici bị trục xuất khỏi xứ sở. Michelangelo đã định cư tại thành Bologna, và chính tại đây ông đã tạc một số bức tượng bằng đá cẩm thạch tại khu Thánh Cốt Arca trong nhà thờ San Domenico vào năm 1494 và 1495.
Sau đó Michelangelo đi Rome, tại đây ông đã thử nghiệm rất nhiều những pho tượng mang một hơi thở mới, phong cách mới nhưng tiếc thay hầu hết những tác phẩm này đã bị phá huỷ. Ông cũng hoàn thành công trình điêu khắc cỡ lớn đầu tiên của mình, đó là tác phẩm về thần rượu Bacchus trong giai đoạn 1496-1498 và hiện đang trưng bày tại Bargello, Florence. Một số tác phẩm của ông thường mô tả về những chủ đề Đa thần giáo hơn là những chủ đề mang tính Thiên Chúa Giáo, trái ngược hoàn toàn với xu hướng tạc tượng thời đó, nhưng các tác phẩm này đã nhận được sự ngưỡng mộ của phong trào Phục Hưng Đỉnh Cao tại thành Rome.
Cũng trong thời gian này, ông cũng tạc bức Pietà (1498-1500) bằng đá hoa cương, và bức tượng này vẫn tại vị đúng nơi ông đã đặt tác phẩm: nhà thờ Thánh Phêrô (Peter’s Basilica). Đây là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất mà ông hoàn thành trước tuổi 25 và cũng là tác phẩm duy nhất được ông ký tên lên. Đức Mẹ Mary trẻ trung hiện lên ở vị trí đang ngồi rất nghiêm kính, ôm trong lòng thi thể của Đức Chúa, một đề tài thường thấy ở Mĩ thuật vùng Bắc Âu. Thay vì biểu lộ nỗi đau khổ cực độ, đức Mẹ lại tỏ rõ sự chịu đựng nhẫn nhục và những biểu hiện bên ngoài của đức Mẹ tới người xem chính là đức Nhẫn Nhục của bà. Trong tác phẩm này, ông đã thâu tóm thành công những tiến bộ trong ngành điêu khắc từ thế kỷ 15 của các bậc tiền bối như Donatello, trong khi vẫn thổi vào hồn tác phẩm những nét tinh hoa của trào lưu Điêu khắc trong thế kỷ 16 của phong trào Phục Hưng Đỉnh Cao.
Tượng vua David
Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác điêu khắc của Michelangelo là tác phẩm David khổng lồ (4,34 m) mà ông đã gia công từ năm 1501 đến 1504, ngay sau khi ông trở lại Florence. Người anh hùng huyền thoại này được mô tả trong trạng thái khoả thân, rất uyển chuyển và mềm dẻo, những múi cơ bắp tuyệt đẹp đầy tính đe doạ; David đang nhìn vào một khoảng không mông lung sau khi đã đã đánh gục người khổng lồ Goliath, kẻ thù bất ngờ của chàng. Khuôn mặt chàng biểu lộ lòng quả cảm và quyết tâm cao độ khiến người ta phải hãi hùng, e sợ và đây cũng là đặc điểm tiêu biểu của rất nhiều hình tượng sáng tác của Michelangelo, cũng như dấu ấn cá nhân của riêng ông. David - tác phẩm nổi tiếng của ông đã trở thành biểu tượng của thành phố Florence xinh đẹp và hiện nay vẫn được đặt nguyên vị tại quảng trường Piazza della Signoria ngay phía trước Cung điện Palazzo Vecchio, nay là toà thị chính. Với bức tượng này, ông đã vượt hẳn lên so với những nghệ sĩ đương thời, không những tại Hy Lạp và La Mã mà còn hơn hẳn các nghệ sĩ hiện đại bằng những kỹ thuật mô tả những đường nét và hồn tác phẩm rất mạnh mẽ và tuyệt đẹp.
Trong thời gian chú tâm cho bức tượng David, Michelangelo vẫn thể hiện khả năng hội hoạ của mình trong sứ mệnh vẽ bức tranh tường The Battle of Cascina (Trận chiến Cascina) tại Sala dei Cinquecent (Phòng 500 đại biểu) ở Palazzo Vecchio (Cung điện cổ); tác phẩm này đối diện với tác phẩm Battle of Anghiari (Trận chiến Anghiari) của danh hoạ Leonardo da Vinci. Nhưng chẳng ai hoàn thành tác phẩm của mình cả, tất cả chỉ dừng lại ở mức phác thảo với kích cỡ thật. Michelangelo đã phác thảo hàng loạt những hình tượng ở trạng thái khoả thân hay có y phục và tất cả những phác thảo này đều được đem vào tác phẩm chính của ông sau này, bức tranh trên trần nhà nguyện Sixtin, tại Vatican.
dongtac.net
bài liên quan mới nhất
- Sự thật về nguồn gốc bức hình “Đức Mẹ Việt Nam” của cố họa sĩ Nam Phong (1917 - 1994)
-
Đại lễ 'Lòng Chúa Thương Xót' và bức tranh 'Tôma cứng lòng' -
Người ta nghĩ Da Vinci sai, nhưng khoa học chứng minh là ông đúng -
Triển lãm Mỹ Thuật “Máng Cỏ Nhân Sinh” 2014 -
Cảm mến tình yêu nghệ thuật “Về Nguồn” -
Triển lãm Tranh, Tượng mỹ thuật với chủ đề: Lời ngỏ tình yêu -
Triển Lãm Mỹ Thuật Tôn Giáo & Nhân Văn 5 Năm Nhìn Lại -
Ánh Sáng – Lửa Tin Yêu Trong Gió -
Khai mạc triển lãm Tranh, Ảnh Tượng "Ánh sáng, lửa tin yêu trong gió" -
“Hành trình Emmaus” trong hội họa
bài liên quan đọc nhiều
- Người ta nghĩ Da Vinci sai, nhưng khoa học chứng minh là ông đúng
-
Chuyện lạ từ Bích họa Bữa Tiệc Ly và Danh họa Leonardo Da Vinci -
Lịch sử hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại tại Việt Nam -
Đại lễ 'Lòng Chúa Thương Xót' và bức tranh 'Tôma cứng lòng' -
Sự thật về nguồn gốc bức hình “Đức Mẹ Việt Nam” của cố họa sĩ Nam Phong (1917 - 1994) -
“Hành trình Emmaus” trong hội họa -
Họa sĩ Lê Văn Đệ: người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam -
Người đầu tiên khai phá tranh Mỹ thuật Sơn mài Việt Nam -
CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA VÀ ĐIÊU KHẮC TRONG TRIỂN LÃM "DẤU ẤN ĐỨC TIN II" -
Hoạ sĩ Kim Long và cõi tâm linh