NSTM 01-2017: Xuân Yêu Thương
QUẢ DƯA HẤU VÀ TRANH CỦA BATONI
… Câu chuyện cổ tích này trước hết vẽ nên mái ấm hạnh phúc của An Tiêm, dù trong khó khăn vẫn thuận vợ thuận chồng, biết đối thoại với nhau, hiểu nhau, cùng nhau vượt qua những thách đố.
Người chồng rất bản lĩnh, có những quan điểm mạnh mẽ về sự tự lập: “Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ!”
Dù có ý chí tự lập, An Tiêm vẫn nhìn ra và xây dựng được những mối tương quan hàng dọc và hàng ngang:
Về quan hệ hàng dọc, An Tiêm từng phát biểu: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”; “Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó”. Mối quan hệ hàng dọc đã làm nên niềm tin, sự hy vọng và sức mạnh tinh thần của An Tiêm.
Về quan hệ hàng ngang, mặc dù rất tự trọng và tự lập, anh vẫn nỗ lực xây dựng mối tương quan đẹp với khách hàng lui tới đảo hoang, và sau đó với vua cha và với đồng bào: “An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng”. Mối quan hệ mở rộng này là yếu tố quan trọng tạo nên sự nghiệp của An Tiêm.
Chuyện cổ tích Quả Dưa Hấu kết thúc bằng cuộc đoàn viên. Mái ấm nhỏ bé của An Tiêm trở về đoàn tụ với đại gia đình hoàng tộc Hùng Vương, trong vòng tay ấm áp của dân tộc Việt thân thương…
“ĐẤU TRƯỜNG SINH TỬ” VÀ “NGÀY MAI”
Bộ phim “Đấu trường Sinh Tử” tập I (Hunger Games), với những cảnh dã man rùng rợn, đã tạo ra một “cơn sốt” tại các phòng chiếu Bắc Mỹ, đạt doanh thu hơn 2,3 tỷ USD!
Phim có nội dung tàn nhẫn khủng khiếp. Truyện phim - dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Suzanne Collins - lấy bối cảnh khu vực Bắc Mỹ bị hủy hoại do thiên tai và chiến tranh. Cả vùng sau đó trở thành một đất nước Panem với 1 thủ đô và 13 huyện. Mỗi năm có 24 thanh niên của 12 huyện được lựa chọn để tham gia một “Trò chơi Sinh Tử” được tường thuật cho cả nước xem - trong đó, chỉ có một người gan dạ và mưu trí nhất mới có thể còn sống, khi đạt được chiến thắng sau cùng. Tất cả những người khác của trò chơi đều là những kẻ thất bại trước những kẻ mạnh hơn mình, đều bị đối thủ mạnh hơn giết chết cách tàn bạo, trước sự theo dõi của người dân nước Panem đang chăm chú “thưởng ngoạn” trò chơi dã man này! Đây là tác phẩm mang đậm triết lý “ai mạnh thì sống, ai yếu thì chết”!
Bộ phim này được coi là tiêu biểu cho cái nhìn Dystopia, cái nhìn xấu xa và tăm tối. Nó tạo ra cả một bầu khí sợ hãi, lo lắng, bi quan và hoảng loạn…
TU SĨ VỚI CHỮ HIẾU
…Người tu sĩ luôn cố gắng sống theo mẫu gương thảo hiếu của Đức Giêsu là Đấng mà mình đi theo. Sớm tối, họ yêu mến phụng thờ Thiên Chúa qua Thánh lễ, cầu nguyện, hy sinh, phục vụ, làm việc tông đồ, đặc biệt là thể hiện các lời khấn dòng trong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu đáp trả tình yêu, người tu sĩ luôn trở nên một hy tế yêu thương trọn vẹn như Đức Giêsu. Chính nhờ vậy mà tình yêu của họ trở nên trong sáng, vô vị lợi - một sắc thái tuyệt vời để sống chữ Hiếu cách đặc biệt và hữu hiệu trong đời tu.
Hầu hết cha mẹ của các tu sĩ không bao giờ coi việc đi tu của con cái mình là bất hiếu vì không vuông tròn việc nối dõi tông đường, không cận kề phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Ngược lại, chính cha mẹ lại là nguồn động lực để người con tu sĩ dấn bước nên trọn lành trong đời tu. Tu sĩ an lòng vì biết con đường mình chọn vẫn làm cho cha mẹ vui lòng và hạnh phúc.
Trong ý hướng dấn thân phục vụ Thiên Chúa và nhân loại, cuộc đời tu sĩ - cốt yếu không nhằm mang lại tiền bạc, danh vọng hay thế hệ nối tiếp cho gia tộc như những người bình thường - mà trước tiên mang những giá trị thiêng liêng. Và tu sĩ hằng luôn hướng những giá trị thiêng liêng liêng đó cho cha mẹ của mình để báo hiếu mẹ cha. Những giá trị thiêng liêng, bao gồm muôn ân sủng tràn trề của Chúa, được các tu sĩ hết lòng và liên tục gửi về cho các đấng sinh thành ra mình.
Bản thân tôi ý thức sâu sắc về điều này. Tôi cảm nhận được rằng: Từ ngày tôi đi tu, bàn tay Chúa luôn che chở gia đình tôi được bình an và bố mẹ tôi luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc…
Trên đây là trích đoạn của 3 bài đặc sắc được đăng trong sách Nhịp Sống Tin Mừng tháng Mưới Hai 2016 có chủ đề ‘TÌNH YÊU TRONG PHONG BA’ - do Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn thực hiện và Truyền Thông Công Giáo Việt Nam biên soạn - với các nội dung phong phú, đặc biệt là các phần sau đây:
Bối cảnh Tin Mừng,
Quả Dưa hấu và Tranh của Batoni
“Đấu trường Sinh Tử” và “Ngày Mai”
Tông huấn Niềm vui của Tình Yêu
Tết Tây, Tết Ta với các phong tục riêng
Thời sự Công Giáo đáng nhớ
Năng quyền xá giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai
Những kỷ niệm trên đường truyền giáo
Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình
Người tu sĩ với chữ Hiếu.
Kính mời mọi người đón xem và rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp, những bài viết, cùng sự ủng hộ của Quý Độc Giả.
Kính chúc Quý Độc Giả luôn được tràn đầy ân lộc của Thiên Chúa.
Ban Biên tập NSTM
Liên lạc:
Toà Tổng Giám mục TP.HCM
180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM
ĐT: (028)3930.0492, (028)3930.4523
Email: nhipsongtinmung@gmail.com
Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM,
6bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
ĐT: 0909 495 222 (Cô Thăng), 0908 103 157 (Cô Nga)
(028)3600.7654, (028)3911 8864
bài liên quan mới nhất
- Phụng vụ tháng Mười Hai 2020
-
Bình thường mới và Cảnh giác -
Ra đi thanh thản -
Phụng vụ tháng Mười Một 2020 -
Kinh Mân Côi đổi mới cuộc đời -
Phụng vụ tháng Mười 2020: Tháng Mân Côi -
Tu sĩ Công giáo góp phần phòng chống Covid-19 -
Covid-19 ảnh hưởng lâu dài đến An ninh Mạng -
Phụng vụ tháng Chín 2020 & Lễ Mẹ Sầu Bi -
Phụng vụ tháng Tám 2020
bài liên quan đọc nhiều
- Ba 'thị chứng nhân' và Bí mật Fatima
-
Đại dịch 1918-1920: Cái chết của hai vị Thánh trẻ ở Fatima -
ĐGM Luy Nguyễn Anh Tuấn nói về 'Ngoại tình và Tha thứ' -
13 thói quen lành mạnh cho thể xác và tâm hồn -
Hậu quả của quan hệ tình dục ngoài hôn nhân -
Kinh Mân Côi đổi mới cuộc đời -
Tháng Hoa thời Đại dịch -
Ra đi thanh thản -
Chữa lành những vết thương lòng -
Ơn gọi nên thánh trong hôn nhân