Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 24 Thường niên năm C
Lc 15, 1-32
"Giữa triều thần Thiên Chúa,
ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối" (Lc 15,10)
Chúng ta tiếp tục nói với nhau về con đường hẹp của Chúa. Hôm nay tôi muốn nói về một đặc tính được ngôn ngữ loài người nói đến rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày: Đó là tình yêu. Tình yêu của một người muốn theo Chúa.
1. Chúa muốn nói gì với chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay? Ngài muốn nói với chúng ta về những nguyên do, những động lực làm cho con người có thể lìa xa Chúa rồi sau đó Chúa cũng muốn cho chúng ta hiểu được lòng yêu thương của Ngài như thế nào.
Con người có thể lìa xa Chúa vì dại dột.
100 con chiên. 99 con lúc nào cũng đi theo chủ. 99 con lúc nào cũng đi theo đàn. Chỉ có một con. Tỉ lệ thật ít: 1/99. Một con tự tách đàn và không theo chủ.
Khi tách đàn có thể nó nghĩ rằng nó sẽ được tự do hơn, thoải mái hơn, được hưởng trọn vẹn những mảng cỏ xanh hiếm hoi trong mảnh đất khô chồi, khỏi chen nhau bên dòng nước hiếm hoi. Thế nhưng nó có ngờ đâu là bao nhiêu nguy hiểm muông sói, thú dữ đang rình chờ. Chỉ cần một sơ sót là mạng sống của nó có thể bị lâm nguy ngay.
Đó là trường hợp thứ nhất.
2. Có những người lìa xa Chúa vì sự bất cẩn của người khác.
- Khác với con chiên, đồng tiền là vật vô tri vô giác. Người đàn bà chỉ có 10 đồng tiền bị lạc mất một đồng. Tỉ lệ 1/10. Lý ra thì bà phải giữ gìn cẩn thận. 10 tuy nhỏ không có là bao so với những người giầu có, nhưng với một người nghèo thì nó là một cái gì thật quí giá. Vậy mà vì thiếu cẩn thận mà bà đã để mất 1 đồng. Mất 1/10 những gì mình có quả thực cũng là nhiều lắm.
- Hãy nhìn vào cuộc sống hôm nay. Có biết bao nhiêu người - đặc biệt là các thanh thiếu niên - đã lạc xa Chúa để rồi sau đó bị sa lầy, bị mắc kẹt vào đủ mọi thứ tệ nạn của xã hội. Thật là đau lòng!
3. Có những người cố tình xa lìa Chúa.
Khác với con chiên xa lìa đàn, xa chủ vì dại dột, khác với đồng tiền bị lạc mất vì bất cẩn, việc người con thứ trong dụ ngôn thứ ba trong bài Tin Mừng hôm nay lìa bỏ nhà ra đi, xa nhà, xa người cha đầy lòng yêu thương mình là một chọn lựa có tính toán, có suy nghĩ thật cẩn thận.
- Xã hội hôm nay cũng có rất nhiều người ở vào trường hợp tương tự như thế. Nhiều người tưởng có tiền có bạc là có tất cả. Có tiền mua tiên cũng được. Thế nhưng cuộc sống thực tế lại không như vậy.
II. Thái độ của Chúa.
Chúa không trực tiếp cho biết thái độ của Ngài. Thái độ của Chúa rất đặc biệt, khác hẳn với những thái độ thông thường trong cuộc sống đời thường hằng ngày của con người chúng ta.
1. Trong cuộc sống đời thường, khó mà chúng ta có thể tìm thấy được một người chăn chiên nào lại mà khờ khạo đến nỗi dám để 99 con chiên của mình giữa hoang địa làm mồi ngon cho thú dữ để đi tìm một con chiên lạc như vậy. Và giả sử như có liều lĩnh mà làm như thế đi nữa thì khi tìm được rồi chắc chắn cũng chẳng có thể lại quá vui mừng mà "vác chiên trên vai, đi về mở tiệc ăn mừng" như trong dụ ngôn nói.
Người phụ nữ có 10 đồng không may bị mất một đồng cũng vậy.
Còn người cha trong một gia đình cũng thế làm gì mà lại có chuyện quá dễ dàng thỏa mãn một cách hầu như mù quáng trước sự đòi hỏi của một một đứa con ngông cuồng như dụ ngôn mô tả. Hơn nữa giả sử như người cha ấy quá tốt lành và đã làm như vậy thì liệu khi đứa con đó sau khi đã phung phí hết tài sản của mình rồi lê tấm thân tàn tạ trở về ... liệu việc đó có xứng đáng để phục hồi quyền lợi cho nó một cách quá nhanh chóng cũng như phải tổ chức tiệc tùng ăn mừng như thế hay không? Chắc là trong cuộc sống đời thường chúng ta khó mà có thể chấp nhận được điều đó.
Trong cuốn sách tựa đề "Niềm vui sống đạo thế kỷ 21", Đức cố Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận nói: Chúa Giêsu không biết làm toán vì Chúa bỏ 99 con còn lại đấy, để đi tìm cho kỳ được con chiên đã mất. Coi một hơn 99 thì hẳn là Chúa Giêsu không biết làm toán rồi.
Thứ đến Đức cố Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận còn bảo: Chúa Giêsu kém trí nhớ. Trong Phúc âm kể nhiều câu chuyện chứng minh điều đó. Ví dụ bà Maria Madalena, ông Giakêu, người trộm lành, v.v... Ở đây chỉ đan cử nguyên ngụ ngôn người cha nhân từ trong Phúc Âm hôm nay thì rõ. Người con thứ đòi chia gia tài, bỏ nhà ra đi sống đời phóng đãng, quên cha quên anh. Đến khi tiêu hết tiền, gặp đói thì mới quay về nhà thú lỗi mong cha già xét tình cha con mà tha thứ. Người cha không kể đến tội cũ, chỉ trông chờ con, khi thấy con đàng xa thì chạy ra đón. Con có thú tội cũng không cố nghe để hạch tội cũ mà ra lệnh lấy áo mới, giày tốt, nhẫn quý đeo cho, rồi làm thịt bê béo ăn mừng. Chúng ta thấy trí nhớ của Chúa Giêsu dường như không làm việc nữa. Ngài quên hết, quên vô điều kiện, quên tức khắc tất cả quá khứ không hay không tốt của ta mỗi khi chúng ta trở về với Ngài. Ngài chỉ nhớ rằng mỗi người chúng ta là con Cha Ngài, là em Ngài thôi.
2. Quả thật là khó mà tìm thấy trong đời thường những hình ảnh như một người cha, như một chủ chiên, như người đàn bà trong những dụ ngôn hôm nay. Thế nhưng chính từ trong cái nghịch thường của những câu chuyện Chúa đưa ra mà chúng ta lại dễ nắm bắt được ý của Chúa qua bài Tin Mừng hôm nay hơn. Rất nghịch thường nhưng qua đó chúng ta dễ hiểu được tình yêu theo kiểu của Chúa là tình yêu như thế nào!
Đó là một tình yêu so đo tính toán.
Đó là một tỉnh yêu không ngại vất vả hy sinh.
Đó là một tình yêu sẵn sàng khoan dung tha thứ.
Có một câu chuyện mà người Do Thái thường truyền tụng cho nhau như một giai thoại về Môsê như thế này:
Lúc còn lẩn trốn trong sa mạc, có lần Môsê gặp một người mục tử ngoại giáo trẻ. Ông đã trò chuyện với anh ta suốt cả ngày. Khi trời tối, Môsê thấy anh ta làm một điều hơi lạ thường. Anh ta lấy sữa đổ vào một bình da và đặt ngoài trời cách căn lều của mình một khoảng xa. Thấy Môsê thắc mắc về cử chỉ này, người mực tử liền giải thích:
- Tôi luôn luôn lựa thứ sữa hảo hạng để dâng lên Thiên Chúa.
Moise là một người vừa được Giavê Thiên Chúa hiện ra với ông trước đó vài ngày, Môsê cảm thấy không thể chịu đựng được một cử chỉ mà ông cho là dị đoan như thế. Suy nghĩ một chút, ông liền nói với người mục tử:
- Anh không biết rằng Thiên Chúa là thần linh và Ngài không bao giờ uống sữa sao?
Nhưng người mục tử vẫn không thay đổi tư tưởng, mặc cho Môsê có muốn giải thích thế nao thì giải, anh ta vẫn tiếp tục lấy sữa cho vào bình da để dâng lên Thiên Chúa như anh ta suy nghĩ. Thấy Moise có vẻ khó chịu, anh ta giải thích lý do:
- Ngài có lý. Quả thực Thiên Chúa không cần đến sữa của tôi. Tôi vẫn biết rằng đêm đến, có một con thú nào đó đã đến uống hết bình sữa của tôi. Tôi biết điều đó. Nhưng chúng là tạo vật của Chúa. Chúng cũng được Chúa yêu thương. Và sở dĩ tôi làm như thế, thưa ngài, vì đó là điều duy nhất mà tôi có thể dâng lên Thiên Chúa để bày tỏ tình yêu của tôi.
Vâng. yêu những gì Chúa yêu, làm những gì Chúa đã làm, đó là cách tốt nhất để được trở thành môn đệ của Chúa. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Lễ Hiển Linh
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Lễ Thánh Gia năm C -
Bài giảng: Lễ Giáng Sinh (+video) -
Lễ Chúa Giáng Sinh (Lễ Đêm) -
Lễ Chúa Giáng Sinh: Lễ Rạng Đông (+video) -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 34 Thường niên năm B - Chúa Kitô Vua
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng: Lễ Giáng Sinh (+video)
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 14 Thường niên năm A -
Bài giảng Chúa Nhật: Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh -
Bài giảng Chúa Nhật: Chúa Nhật 2 Mùa Chay - Năm A -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 29 Thường niên năm A - Khánh nhật truyền giáo -
Bài giảng Chúa Nhật: Chúa Nhật 5 Thường Niên - Năm A -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 20 Thường niên năm A -
Bài giảng Chúa Nhật: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 34 Thường niên năm C - Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ -
Bài giảng Chúa nhật: Lễ Đức Mẹ Mân Côi