Bài Giảng: Chúa Nhật tuần 6 TN năm C (+ video)
CHÚA NHẬT TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN C
Lc 6, 17- 26
Lc 6, 17- 26
"Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó , vì nước Thiên Chúa là của anh em’’
(Lc 6, 20)
(Lc 6, 20)
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta vừa nghe một bài Tin Mừng rất hay do Thánh Luca ghi lại. Đây là bài Tin Mừng hơi khó giải thích. Thế nhưng đây lại là bài Tin Mừng hết sức quan trọng vì nó đề cập đến một vấn đề cũng hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Đó là vấn đề Hạnh Phúc.
Khi bàn về đời sống hạnh phúc, sách Giáo Lý chung ngay từ số đầu tiên (Số 1) đã có những diễn tả hết sức ấn tượng như sau:
"Thiên Chúa, tự bản thể là Đấng vô cùng hoàn hảo và hạnh phúc. Theo ý định hoàn toàn do lòng nhân hậu, Ngài đã tự ý tạo dựng con người, để cho họ được thông phần sự sống hạnh phúc của Ngài. Do đó, trong mọi thời và mọi nơi, Ngài đã đến gần với con người. Thiên Chúa kêu gọi con người, giúp họ tìm kiếm Ngài, nhận biết và đem hết tâm lực yêu mến Ngài. Thiên Chúa triệu tập mọi người, vốn đã bị phân tán vì tội lỗi, để hợp nhất thành gia đình của Ngài là Hội Thánh. Để thực hiện điều này, khi thời gian tới hồi viên mãn, Ngài đã sai Con Ngài đến làm Đấng Chuộc Tội và Cứu Độ. Trong và nhờ Người Con ấy, Thiên Chúa kêu gọi loài người để trong Chúa Thánh Thần, họ trở nên dưỡng tử của Ngài và do đó, được thừa hưởng sự sống hạnh phúc của Ngài." (Số 1)
Chúng ta hãy nhắc lại một lần nữa để chúng ta thấy được tầm quan trọng của vấn để mà bài Tin Mừng hôm nay đề cập tới như thế nào: "Theo ý định hoàn toàn do lòng nhân hậu, Thiên Chúa đã tự ý tạo dựng con người, để cho họ được thông phần sự sống hạnh phúc của Ngài"+ "Thiên Chúa kêu gọi loài người để trong Chúa Thánh Thần, họ trở nên dưỡng tử của Ngài và do đó, được thừa hưởng sự sống hạnh phúc của Ngài."
Đúng là Thiên Chúa muốn cho con người được sống hạnh phúc, thế nhưng làm sao con người có thể có được hạnh phúc theo lòng nhân hậu của Thiên Chúa đây?
Có một câu chuyện cổ phát xuất từ Ba Tư là nơi người ta bảo là cái nôi của sự khôn ngoan trên thế giới như sau.
Ngày xưa, tại quảng trường của thành phố nọ có một nhà hiền triết đã xuất hiện và tuyên bố sẽ giải đáp được mọi thắc mắc của bất cứ ai tới vấn kế. Một hôm, giữa lúc mọi người đang say mê lắng nghe lời của nhà hiền triết thì có một người mục tử trên núi cao đi xuống. Nghe tiếng về sự thông thái của nhà hiền triết nên anh muốn chứng kiến tận mắt và nghe tận tai, nhất là để hạ nhục nhà hiền triết giữa đám đông. Anh đến gần nhà hiền triết, trong tay bóp chắc một con chim nhỏ. Anh hỏi:
- Thưa ngài, tôi nghe đồn ngài là một người thông thái khôn ngoan, vì vậy ngài có thể nói cho tôi rõ con chim tôi đang cầm trong tay là con chim sống hay con chim đã chết được không?
Nhà hiền triết biết đây là một cái bẫy mà người mục tử đang giương, nếu ông bảo rằng nó còn sống thì tức khắc người mục tử sẽ bóp cho nó chết, trước khi anh ta mở bàn tay ra. Còn nếu như ông bảo con chim không còn sống thì người mục tử sẽ mở bàn tay để chim bay đi. Sau một hồi thinh lặng trước sự hồi hộp của đám đông, nhà hiền triết trả lời như sau:
- Con chim, mà ngươi đang cầm trong tay đó sống hay chết là tùy ở ngươi. Nếu ngươi muốn cho nó sống thì nó sống, nếu ngươi muốn cho nó chết thì nó sẽ chết.
Hạnh phúc cũng tương tự như thế. Hạnh phúc có được hay không là tuỳ ở mỗi người chúng ta.
Có nhiều người trong chúng ta tưởng hạnh phúc ở chỗ nọ chỗ kia nên đã dốc công đi tìm. Có người tìm ở nơi tiền bạc. Có kẻ đi tìm ở nơi lạc thú. Có kẻ khác đi tìm ở nơi danh vọng nhưng thử hỏi đã có ai thực sự tìm thấy hạnh phúc ở nơi tiền bạc, lạc thú, danh vọng hay chưa thì quả là chưa có ai dám can đảm quả quyết đã tìm thấy.
Hôm đó Đức Thích Ca vào thủ đô của vua Kaniska. Nhà vua đã thân hành ra đón chào Ngài. Nhà vua là bạn thân của thân phụ Đức Thích Ca. Đức Thích Ca nhìn sâu vào đôi mắt nhà vua và nói: "Xin Ngài hãy thành thực nói với tôi: Trong tất cả những thú vui mà Ngài đang có, Ngài có thực sự được một ngày hạnh phúc không?"
Vua Kaniska cúi nhìn xuống đất và giữ thinh lặng.
Nhà vua im lặng vì không có can đảm trả lời là có.
Ermann Coen được mệnh danh là thánh Augustinô của thời đại chúng ta. Ngài là một người Do thái rất giàu có, thời trai trẻ ngài chỉ biết ăn chơi và chạy theo thế gian. Sự nhàm chán cứ đè nặng trên vai ngài. Ngày kia ngài từ chối tất cả và xin vào tu viện. Trong buổi giảng mùa vọng tại đền thờ đức bà ở Balê, ngài nói:
- Tôi đã đi khắp cả mặt đất, tôi đã yêu thế gian. Tôi đã biết thế giới và tôi đã học được một điều: không có hạnh phúc ở trên thế gian này. Tôi đã tìm nó ở những nơi tôi tưởng có nó: ở những nụ cười, ở những cuộc giải trí, ở những ngày lễ, ở những nơi vàng bạc, ở nơi sắc đẹp... Ôi lạy Chúa, điều con mơ ước mọi giờ mọi ngày ở đâu? Và con chỉ tìm được nó trong Chúa và trong tình yêu Chúa mà thôi.
Vua Abder Rahman Đệ Tam Vị vua Hồi giáo nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha , đã biến đất nước Tây Ban Nha thành trung tâm khoa học của Âu Châu vào thế kỷ thứ 10 vào cuối đời rằng Ông đã tuyên bố:
- Ta đã ngồi trên ngai vàng 50 năm, đã kinh nghiệm chiến thắng và hòa bình, được thần dân mến phục, kẻ thù sợ hãi, và đồng minh kính nể. Danh lợi, quyền quí và tất cả các thú vui trên trần gian ta đều có cả. Nhưng khi ngồi tính thật kỹ số ngày ta được hoàn toàn hạnh phúc, thì con số đó quá ít ỏi, chỉ vốn vẹn có 14 ngày.
Làm vua một nước lớn, có quyền thế, danh vọng, giàu sang trong tay suốt 50 năm, tức là 18.250 ngày, vậy mà chỉ hương được có 14 ngày hạnh phúc! Nhiều người ngày nay tương rằng danh vọng, giàu có, quyền thế là hạnh phúc, nhưng thật ra những thứ đó đều không thể hoàn toàn đem lại hạnh phúc. Những ngày hạnh phúc do các thứ ấy mang lại rất là ít ỏi.
Xét như vậy thì Hạnh Phúc không phải là thứ mà con người muốn có là có. Muốn có Hạnh Phúc con người phải tìm đến với một nguồn cội khác. Nguồn cội ấy là Thiên Chúa.
Khi hoàng đế Napoléon của Nước Pháp bị đày sang đảo Saint Hélène sau những thất bại thê thảm trên chiến trường và chính trường. Người viết tiểu sử vẫn theo sát bên cạnh ông để ghi lại từng chi tiết của cuộc đời một con người rất nổi tiếng, đã từng chinh phục một phần khổng lồ của lục địa Châu Âu.
Một hôm, biết ngày tận cùng của Napoléon đã đến gần, người viết tiểu sử mới hỏi ông
- Thưa hoàng đế, xin ngài cho biết trong suốt cuộc đời của ngài, ngày nào là ngày hạnh phúc nhất?
Vị cựu hoàng, lúc ấy đang nằm liệt giường, không vội trả lời ngay. Ông quay đầu ra cửa sổ, nhìn biển xanh thắm một lúc rồi quay lại, nói như một lời tâm sự cuối cùng:
- Ta nhớ, ta nhớ rất rõ, ngày hạnh phúc nhất trong đời ta đã diễn ra cách đây lâu lắm rồi, khi ta còn thơ bé. Đó chính là ngày ta được rước lễ lần đầu!
Đức Cha Fulton Sheen trong tác phẩm bàn về Hạnh Phúc đã có một xác tín rất hay khi Ngài nói: “Cho dầu thế giới này có xa cách Thiên Chúa đi nữa, thì con tim của mỗi người cũng không xa cách Ngài”.
Vâng! Đúng như vậy. Chỉ khi nào con người biết tin vào Chúa xót thương, để rồi cũng xót thương kẻ khác như Chúa xót thương mình, chúng ta mới có được hạnh phúc, một thứ hạnh phúc ngọt ngào, đầy bình an, vượt trên mọi thứ hạnh phúc, mà trần gian tôn vinh tìm kiếm, một thứ hạnh phúc vượt trên không gian và thời gian, hòa nhập vào hạnh phúc của Thiên Chúa Ba Ngôi.Amen.bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Lễ Hiển Linh
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Lễ Thánh Gia năm C -
Bài giảng: Lễ Giáng Sinh (+video) -
Lễ Chúa Giáng Sinh (Lễ Đêm) -
Lễ Chúa Giáng Sinh: Lễ Rạng Đông (+video) -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 34 Thường niên năm B - Chúa Kitô Vua
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng: Lễ Giáng Sinh (+video)
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 14 Thường niên năm A -
Bài giảng Chúa Nhật: Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh -
Bài giảng Chúa Nhật: Chúa Nhật 2 Mùa Chay - Năm A -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 29 Thường niên năm A - Khánh nhật truyền giáo -
Bài giảng Chúa Nhật: Chúa Nhật 5 Thường Niên - Năm A -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 20 Thường niên năm A -
Bài giảng Chúa Nhật: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 34 Thường niên năm C - Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ -
Bài giảng Chúa nhật: Lễ Đức Mẹ Mân Côi